Bạn có bao giờ gặp phải tình trạng lớp nền trang điểm bị mốc, vón cục khiến làn da bong tróc và khô căng đầy khó chịu? Đây không chỉ là vấn đề khiến nhiều cô nàng mất tự tin, mà còn tiềm ẩn nguy cơ tổn hại sức khỏe của làn da. Thực tế, hiện tượng này do nhiều yếu tố cùng tác động, từ quy trình dưỡng da chưa phù hợp đến kỹ thuật makeup sai cách. Hãy cùng Beaudy.vn khám phá về nguyên nhân gây mốc nền makeup, hậu quả và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả nhé!

Nguyên nhân gây ra mốc nền makeup

moc nen makeup 2 bcbba77f
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mốc nền makeup từ thói quen dưỡng da đến kỹ thuật trang điểm (nguồn: internet)

Sử dụng quá nhiều sản phẩm

Bất kỳ loại mỹ phẩm chăm sóc da nào khi ra đời như kem dưỡng ẩm, serum, toner,… đều được thiết kế để hấp thụ hoàn toàn vào trong da (ngoại trừ kem chống nắng). Tuy nhiên, nhiều cô nàng có xu hướng bôi quá nhiều mỹ phẩm cùng một lúc, dẫn đến tình trạng da bị quá tải, lúc này da không thể hấp thụ được nữa mà để lại lớp màng trên bề mặt da.

Ngay lúc này đây, nếu bạn không nhận ra vấn đề đang tiềm ẩn mà trang điểm ngay sau đó, rất dễ gây ra tình trạng mốc nền makeup. Ngoài ra, phái đẹp thường thích che khuyết điểm nhiều nhất có thể, nên dùng rất nhiều mỹ phẩm trang điểm chồng lên nhau cùng một lúc. Điều này vô tình tạo áp lực, khiến cho lớp nền dày lên, khó thấm vào da. Đặc biệt các vị trí dễ mốc nền như vùng chữ T, dưới mắt hoặc 2 bên cánh mũi.

Ảnh hưởng từ công thức và thành phần trong mỹ phẩm

Một số chuyên gia trang điểm nhận thấy rằng nếu trong công thức của sản phẩm có chứa các thành phần như cồn khô và silicone, sẽ dễ làm da mất đi độ ẩm tự nhiên, khiến da mặt khô hơn. Ngoài ra, thành phần bột Talc hoặc các hạt mica (tạo hiệu ứng nhũ) cũng góp phần cho tình trạng mốc nền makeup. Bên cạnh đó, nhiều cô nàng chọn sai sản phẩm makeup, đặc biệt các cô nàng da khô lại chọn sản phẩm có xu hướng kiềm dầu quá mạnh.

Chăm sóc da không đủ tốt

Có rất nhiều quan niệm nghĩ rằng trang điểm và chăm sóc da không liên quan nhau. Nhưng ít ngờ tới, một làn da khỏe sẽ giúp bạn có lớp nền đẹp, trong veo và thật mỏng nhẹ hơn bao giờ hết – đây là xu hướng trang điểm những năm trở lại đây. Chính vì thế, nếu dưỡng ẩm không tốt, lỗ chân lông to, da quá nhiều nếp nhăn thì rất dễ tạo hiệu ứng mốc nền makeup không mong muốn.

Kỹ thuật đánh nền không đúng

Tác động trực tiếp đến lớp trang điểm nằm ở kỹ thuật rất nhiều và phụ thuộc vào tay nghề của người thực hiện. Từ thói quen sử dụng cọ, mút trang điểm lên các vùng da nếu chưa đủ khéo tay không chỉ tạo nên bề mặt loang lổ, mà làm cho các sản phẩm makeup dễ bị tróc ra, không thể bám và dàn trải đều trên bề mặt được.

Hậu quả của mốc nền makeup đến vẻ ngoài như thế nào?

Khi bị mốc nền makeup sẽ khiến bề mặt da khô căng, bong tróc và ảnh hưởng đến sự tự tin (nguồn: internet)

Hầu như các cô nàng khi trang điểm đều mong muốn có được làn da hoàn hảo, đẹp không tì vết. Thế nhưng, tất cả những điều này hoàn toàn “sụp đổ” nếu như lớp nền bị mốc. Khi mốc nền makeup sẽ khiến làm lộ các khuyết điểm càng rõ hơn, đặc biệt là các bạn có lỗ chân lông to, da khô bong tróc, các bạn đang có nếp nhăn. Vì vậy, khi lớp trang điểm bị cakey thì sẽ tạo hiệu ứng làm cho bạn trông già đi rất nhiều.

Sponsor

Việc mốc nền còn ảnh hưởng đến độ mịn màng của bề mặt da, khiến da không còn đều màu và thiếu sức sống đi trông thấy, sẽ có vùng da sáng hơn, cũng sẽ có vùng da tối đi. Hiện tượng makeup bị mốc nền rất dễ làm hỏng lớp trang điểm chỉ sau vài giờ, từ đó làm bạn phải tốn nhiều thời gian và công sức để trang điểm lại.

Cách khắc phục tình trạng mốc nền makeup hiệu quả

Dưỡng ẩm đúng cách trước khi trang điểm

Dưỡng ẩm cho da thật tốt trước khi makeup là rất cần thiết (nguồn: internet)

Để khắc phục nhanh chóng và phòng ngừa tình trạng mốc nền makeup ngay từ ban đầu, không gì quan trọng hơn việc dưỡng ẩm đầy đủ cho làn da. Thế nhưng, dưỡng ẩm trước khi makeup có rất nhiều bí quyết mà ít ai tiết lộ cho phái đẹp. Chính vì thế, nhiều cô nàng ngay cả khi dưỡng ẩm tốt rồi nhưng hiện tượng cakey vẫn tiếp tục xảy ra.

Sponsor

Khi chọn sản phẩm dưỡng ẩm nên ưu tiên các loại kem có kết cấu mỏng nhẹ như dạng gel, gel cream. Hạn chế các thành phần có dầu (Oil Free), Iron Oxide (có trong kem chống nắng) hoặc silicone trong đấy. Khi thoa kem dưỡng ẩm nên massage đều để đảm bảo các dưỡng chất được thấm đều vào trong da. Và đợi từ 5 đến 10 phút sau khi bôi kem dưỡng ẩm mới được trang điểm.

Lựa chọn sản phẩm trang điểm phù hợp

Nên chọn lựa dụng cụ và sản phẩm trang điểm phù hợp với từng tình trạng da (nguồn: internet)

Đầu tiên, bạn cần phải chọn được một sản phẩm makeup phù hợp với làn da. Hãy chọn những loại sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ là lý tưởng nhất để tránh cho lớp nền không bị dày và hạn chế mốc nền. Ngoài ra, nếu không phải thuộc tuýp da quá nhiều dầu không nên chọn sản phẩm trang điểm kiềm dầu quá mức.

3 quy tắc quan trọng nhất mỗi khi lựa chọn bất kỳ sản phẩm makeup nào để không bị mốc nền, đó: không chứa silicone, không chứa bột Talc và không gây mụn (Non-Comedogenic).

Trang điểm đúng cách trên da

Kỹ thuật trang điểm, tán nền và dùng dụng cụ makeup sẽ giúp hạn chế mốc nền (nguồn: internet)

Một lớp nền trang điểm hoàn hảo là khi đã được dưỡng ẩm đủ trước đó. Bạn nên tìm hiểu về cách sử dụng mút và cọ trang điểm đúng cách, để biết cách dùng cho từng vùng da phù hợp. Các kỹ thuật tán kem nền, kem lót đều và mỏng trên bề mặt da cũng rất quan trọng, giúp che phủ tốt nhưng tránh được tình trạng dày bí cho da.

Sponsor

Khi trang điểm, hãy apply từng lớp mỏng, không bôi quá dày trong cùng 1 lần. Điều này không chỉ giúp lớp nền trông tự nhiên hơn, mà còn hạn chế các áp lực gây bể phấn, bể nền trong thời gian dài.

Để hoàn tất một lớp makeup, điều quan trọng là bạn cần xịt khóa nền cho nó (Setting Spray). Đây là bí quyết được chia sẻ bởi rất nhiều chuyên da, chúng giúp ổn định lớp nền makeup lâu hơn, và cung cấp độ ẩm cũng như giữ cho lớp nền bám chặt vào da.

Chăm sóc da sau khi bị mốc nền makeup

Cách cải thiện tình trạng mốc nền makeup đó là giữ thói quen tẩy tế bào chết cho da (nguồn: internet)

Và hầu như các cô nàng đều quên mất sau khi trang điểm là luôn cần chăm sóc da đúng cách. Đầu tiên là phải làm sạch da thật tốt, nhưng đảm bảo tính dịu nhẹ và không mạnh bạo. Một tips rất quan trọng để hạn chế mốc nền về sau này, đó là dành thời gian 1 đến 2 tuần để tẩy tế bào chết (tùy vào tình trạng da bạn có thể chọn peel da hóa học, hoặc tẩy da chết vật lý).

Kết hợp với đó là dành thời gian nuôi dưỡng da chuyên sâu hơn. Bạn có thể đắp mặt nạ dưỡng ẩm phục hồi da, dùng serum và bôi kem dưỡng ẩm sau đó. Hãy đề cao tiêu chí phục hồi hàng rào bảo vệ càng khỏe mạnh càng tốt nhé!

Hiện tượng mốc nền makeup rất phổ biến và dễ xảy ra ở những bạn có làn da khô căng, thiếu ẩm và nhiều tế bào chết. Lớp nền vón cục không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ bên ngoài, mà còn cho thấy bạn đang cần thay đổi thói quen dưỡng da và makeup trong đấy. Beaudy.vn hi vọng đã mang đến thông tin bổ ích với chủ đề đơn giản trong trang điểm, đó là hiện tượng mốc nền makeup và những giải pháp để khắc phục tình trạng này. Beaudy.vn chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề sắp tới nhé!

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Bạn ơi, bài này hay chứ?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

  1. Các bạn hãy cho mình biết suy nghĩ của mình về bài viết này, mình sẽ luôn lắng nghe và trân trọng mọi đóng góp của các bạn.

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version