Chúng ta thường dành nhiều thời gian để chăm sóc da mặt, cơ thể và đôi bàn tay, nhưng liệu có bao giờ bạn nghĩ đến những vùng da bị “lãng quên”? Tuy nhiên, nhiều người lại quên mất vùng da quan trọng khác là khuỷu tay cũng cần được yêu thương và chăm sóc. Khuỷu tay rất dễ bị thâm đen do thường xuyên bị tỳ đè, cùng với việc thiếu tuyến bã nhờn khiến chúng dễ thô ráp. Vậy nên, nếu bạn thật sự yêu thương làn da, hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị khuỷu tay bị thâm đen đúng cách để duy trì làn da mềm mại và mịn màng nhé!
- Nguyên nhân khuỷu tay bị thâm đen
- 10 cách trị khuỷu tay bị thâm đen hiệu quả nhất
- Bôi các sản phẩm dưỡng ẩm cho khuỷu tay khi còn ẩm
- Hãy quên đi thói quen dùng nước nóng để tắm
- Chọn các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng
- Cân nhắc thêm thuốc mỡ (Ointment) qua đêm
- Đừng bỏ qua bước tẩy tế bào chết hóa học
- Bổ sung Urea vào routine chăm sóc da khuỷu tay bị thâm đen
- Hạn chế tỳ đè lên vùng khuỷu tay
- Lựa chọn các thành phần từ thiên nhiên để làm sáng da
- Chống nắng cho vùng khuỷu tay thật tốt
- Có thể cân nhắc điều trị với hoạt chất không cần kê toa (OTC)
Nguyên nhân khuỷu tay bị thâm đen
Cọ xát và áp lực
Vùng da ở khuỷu tay là nơi thường xuyên chịu tì đè nhiều nhất, tạo ra áp lực lớn hơn và dễ bị cọ xát trong sinh hoạt. Các yếu tố này là điều kiện thuận lợi để tăng sinh sắc tố melanin ở vùng khuỷu tay trở nên thâm sạm. Biểu hiện là vùng da khuỷu tay không chỉ tối màu, mà còn dày sần, xỉn màu và kém sức sống.
Khô da
Nếu để ý thật kỹ bạn sẽ thấy vùng da ở khuỷu tay rất mỏng và ít tuyến bã nhờn hoạt động. Đó là lý do vì do vùng da này dễ bị thô ráp, chai sần, nứt nẻ và chịu nhiều tổn thương hơn so với các vùng da khác.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân khiến cho mọi tế bào da trên cơ thể đều bị đen đi, nhưng vùng khuỷu tay lại càng dễ bị thâm đen hơn. Đó là bởi vì vùng da nơi đây mỏng nên chịu nhiều tổn thương gây ra do tia UV. Khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mà không được che chắn, hay bảo vệ bởi kem chống nắng, sẽ làm tăng sinh sắc tố melanin khiến da sạm đen nhanh chóng.
Tích tụ tế bào chết
Vùng da ở khuỷu tay còn là nơi tồn đọng rất nhiều tế bào chết mà không được loại bỏ. Điều này làm vùng da trở nên dày cộm, sần sùi và dễ bị sậm màu hơn so với các vùng da khác. Tuy nhiên do tuyến bã nhờn hoạt động kém, nên da ở khuỷu tay rất ít mụn nhưng lại dễ bị khô.
Thiếu chăm sóc và dưỡng ẩm
Khuỷu tay là vùng da bị bỏ quên nên không được quan tâm nhiều như da mặt, cơ thể hay tay chân. Chính vì thế, da ở nơi đây càng khô căng nhiều hơn và dễ bị sạm đen. Tuy nhiên thói quen này sẽ được khắc ngay hôm nay, bởi Beaudy.vn sẽ bật mí những tips chăm sóc da đơn giản, dễ dàng áp dụng trong routine skincare hằng ngày luôn nhé.
10 cách trị khuỷu tay bị thâm đen hiệu quả nhất
Bôi các sản phẩm dưỡng ẩm cho khuỷu tay khi còn ẩm
Điều quan trọng nhất khi chăm sóc da khuỷu tay bị thâm đen đó là bôi các sản phẩm trên nền da vẫn còn độ ẩm. Bởi vùng da này rất dễ bị khô, bề mặt nhiều tế bào chết sẽ khiến cho quá trình hấp thụ các dưỡng chất bị chậm đi rất nhiều. Khi nền da đã đủ ẩm, sẽ mở đường cho các dưỡng chất đi vào sâu hơn. Trong khi đó, bôi các sản phẩm dưỡng da khi còn ẩm, còn giúp tạo lớp màng bảo vệ ngăn không cho da bị mất nước nhiều thêm.
Hãy quên đi thói quen dùng nước nóng để tắm
Vùng da ở khuỷu tay cũng được chăm sóc không khác gì so với da body, hoặc chung nhất là da khô. Thế nên mỗi khi bạn chọn tắm nước nóng sẽ khiến cho vùng da nơi đây bị mất độ ẩm thêm một ít, càng kéo dài da càng khô căng và dễ bị tổn thương. Từ đó tạo nhiều điều kiện để da vùng khuỷu tay bị sạm đen nhiều hơn. Thế nên bạn có thể thay thế bằng cách tắm nước ấm, hoặc tốt nhất là nước mát, nhiệt độ nước từ 37 đến 38 độ C là được rồi nhé.
Chọn các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng
Làm sạch da ở vùng khuỷu thường là do các loại sữa tắm, xà bông cục,… Thế nên nếu sản phẩm làm sạch có chứa nhiều Sulphate, kiềm NaOH, kiềm KOH sẽ khiến cho độ pH cao hơn. Càng tắm lâu dài hàng rào bảo vệ da dễ bị mất đi lớp lipid, vốn dĩ ở vùng khuỷu tay không có nhiều, nay càng bị thiếu hụt. Thế nên, lựa chọn các loại sữa tắm có độ pH từ 5.5 đến 6.0, gốc làm sạch nhẹ nhàng. Đôi khi bạn có thể cân nhắc chuyển sang các loại dầu tắm để cung cấp độ ẩm nhiều hơn.
Cân nhắc thêm thuốc mỡ (Ointment) qua đêm
Không gì tuyệt vời hơn khi chăm sóc da vùng khuỷu tay bằng cách bôi thuốc mỡ. Bởi thuốc mỡ có độ ẩm rất cao, nhờ hàm lượng dầu nhiều hơn lượng nước. Nên thuốc mỡ giúp dưỡng ẩm cho da ngay tức thì, bôi trong khi ngủ còn giúp tái tạo và phục hồi lại hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh hơn.
Đừng bỏ qua bước tẩy tế bào chết hóa học
Lớp da chết dày sừng sẽ cản trở các dưỡng chất hấp thụ vào trong da, thế nên bạn đã chăm chỉ bôi thật nhiều kem dưỡng ẩm, kem làm trắng da mà vẫn không cải thiện được khuỷu tay bị thâm đen. Thế nên, hãy thường xuyên tẩy da chết cho vùng khuỷu tay ít nhất 1 lần trong tuần. Ưu tiên tẩy da chết hóa học với AHA (Glycolic Acid, Lactic Acid, Mandelic Acid) sẽ làm sáng da, cải thiện tình trạng khô da tốt hơn.
Bổ sung Urea vào routine chăm sóc da khuỷu tay bị thâm đen
Urea là thành phần làm mềm da rất cần thiết để chăm sóc cho những nơi dễ bị khô như khuỷu tay. Tuy Urea không có tác dụng làm trắng sáng da nhanh chóng, nhưng bù lại Urea dưỡng ẩm rất sâu, giúp tái tạo các tế bào da khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng thô ráp hiệu quả. Bên cạnh đó, Urea sẽ hỗ trợ cho các tế bào mới khi được sinh ra sẽ tươi sáng hơn, nhờ hiệu quả phục hồi và nuôi dưỡng từ sâu bên trong.
Hạn chế tỳ đè lên vùng khuỷu tay
Mọi hoạt động của cơ thể đều có thể tạo áp lực lên khuỷu tay mà đôi khi chúng ta lại không để ý đến. Chính điều này là nguyên nhân khiến các hắc sắc tố melanin được sinh ra khiến khuỷu tay bị thâm đen. Thế nên để cải thiện tình trạng này, ngoài việc hạn chế tỳ đè lên mặt phẳng cứng, bạn có thể áp dụng thêm một số tips cơ bản như: luôn kê gối mềm hoặc miếng đệm cao su dưới nơi tỳ đè, không tỳ đè quá lâu ở một vị trí cố định, thường xuyên dưỡng ẩm cho vùng khuỷu tay,…
Lựa chọn các thành phần từ thiên nhiên để làm sáng da
Ngoài ra, bạn có thể tự làm các loại dầu dưỡng, mặt nạ để chăm sóc da ở vùng khuỷu tay 1 đến 2 lần mỗi tuần. Bạn sẽ cảm thấy da trở nên mềm mại và tươi sáng hơn, lâu dần da bớt dày sừng bớt thô ráp và dần dần da cũng sẽ đều màu. Một vài thành phần thiên nhiên bạn có thể cân nhắc sử dụng như: chiết xuất lô hội, Baking Soda, nước cốt chanh, tinh bột nghệ, sữa chua, sữa tươi,…
Chống nắng cho vùng khuỷu tay thật tốt
Và đừng quên bôi kem chống nắng cho cả vùng khuỷu tay, bởi các màng lọc chống nắng sẽ bảo vệ tránh sản sinh melanin quá mức. Không những thế, kem chống nắng còn giúp tránh da bị bỏng rát hay cháy nắng vì vùng da ở nơi đây rất mỏng và dễ chịu tổn thương từ bên ngoài.
Có thể cân nhắc điều trị với hoạt chất không cần kê toa (OTC)
Một vài thành phần chăm sóc và làm sáng đều màu da dành cho khuỷu tay bị thâm đen như: Retinol, Tranexamic Acid, Arbutin, vitamin C, Niacinamide, Glutathione,… Bạn có thể cân nhắc để thêm vào trong quá trình chăm sóc da. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng những thành phần này trong các sản phẩm body lotion, serum cho mặt hay kem dưỡng da để sử dụng luôn cho vùng khuỷu tay.
Chăm sóc da ở vùng khuỷu tay không quá khó khăn, vì bạn hoàn toàn có thể tận dụng ngay các sản phẩm dưỡng da hằng ngày mà không phải tốn thêm bất kỳ chi phí nào cả. Để cải thiện tình trạng khuỷu tay bị thâm đen có 2 quy tắc quan trọng đó là tránh để cho khô da, và tăng cường các sản phẩm có khả năng làm sáng đều màu da. Hi vọng với 10 tips điều trị khuỷu tay bị thâm đen trong bài viết hôm nay, Beaudy.vn đã mang đến những thông tin thật bổ ích trên hành trình chăm sóc da và yêu thương bản thân nhé! Cảm ơn các bạn vì đã đón xem chủ đề hôm nay, Beaudy.vn hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề sắp tới.
Đừng ngại ngần, hãy bình luận ngay bên dưới và chia sẻ cho mình biết suy nghĩ của các bạn về bài viết này nhé!