Tẩy tế bào chết không chỉ giúp làn da láng mịn mà còn khơi dậy sức sống mới, nhưng để đạt hiệu quả tối ưu cần thực hiện đúng thời điểm. Nếu làn da đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng như mụn mủ, quá nhạy cảm, hoặc sau khi xâm lấn thì việc tẩy tế bào chết có thể phản tác dụng. Hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu về chủ đề: Khi nào không nên tẩy tế bào chết? Và nên làm gì nếu da không được tẩy tế bào chết nhé!
- Tẩy tế bào chết là gì?
- Vì sao cần hiểu rõ khi nào không nên tẩy tế bào chết?
- 7 thời điểm không nên tẩy tế bào chết quan trọng nhất
- Da đang bị kích ứng hoặc viêm
- Da quá khô hoặc bong tróc
- Nền da nhạy cảm dễ tổn thương
- Khi da đang có mụn viêm hoặc mụn mủ
- Da sau khi thực hiện các xâm lấn
- Da bị cháy nắng
- Da đang có nhiều vết thương hở
- Nếu không tẩy tế bào chết thì nên chăm sóc da như thế nào?
Tẩy tế bào chết là gì?
Tẩy tế bào chết là cách mà chúng ta thêm vào quy trình chăm sóc da để đẩy nhanh quá trình tái tạo trên bề mặt, đồng thời rút ngắn thời gian hình thành tế bào mới. Nếu các tế bào chết này không được loại bỏ thì sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như: bít tắc lỗ chân lông, mụn ẩn, mụn viêm, da xỉn màu, thô ráp và kém hấp thụ các dưỡng chất ở các bước sau.
Xu hướng tẩy tế bào chết hiện nay thường tập trung vào các hoạt chất như là: AHA, BHA, PHA hay các enzyme từ trái cây. Đó được gọi là tẩy tế bào chết hóa học vì chúng làm bong tróc các lớp sừng dày một cách “êm ái” không gây nhiều ma sát nên giảm tính nhạy cảm ở trên da so với phương pháp tẩy da chết vật lý truyền thống.
Vì sao cần hiểu rõ khi nào không nên tẩy tế bào chết?
Có đến 5 lý do quan trọng để giải thích được vì sao bạn nên chọn đúng thời điểm tẩy tế bào chết, thay vì muốn tẩy da chết lúc nào cũng được. Vì nếu lạm dụng việc tẩy tế bào chết cả vật lý và hóa học đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chúng không chỉ làm nền da bị tổn thương, mà còn tăng nguy cơ bắt nắng và kéo theo nhiều vấn đề khác.
- Bảo vệ hàng rào da: quan trọng nhất để có một làn da khỏe là khi có được lớp màng Hydrolipid khỏe. Tẩy da chết hợp lý sẽ giúp bề mặt da thông thoáng, tăng khả năng giữ nước và giữ ẩm tự nhiên.
- Ngăn ngừa tổn thương da: quá trình tẩy da chết cũng vô tình làm da bị tổn thương, gây trầm trọng thêm các tình trạng nhạy cảm, kích ứng, mụn viêm hay cháy nắng đang sẵn có.
- Tránh kích ứng và viêm nhiễm: tuy da được cấu tạo bởi nhiều lớp tế bào đan xen, thế nhưng lại rất dễ tổn thương. Tẩy tế bào chết có thể gây kích ứng, mẩn đỏ, ngứa rát nghiêm trọng mà bạn không nhận ra.
- Duy trì cân bằng độ pH của da: thật tế độ pH của da nằm ở mức 4.5 đến 5.5. Đó là do các tế bào đã có sự điều khiển sinh lý tự nhiên nhất. Quá trình tẩy da chết có thể gây mất tính cân bằng vốn có, làm da dễ bị tấn công từ nhiều yếu tố bên ngoài như tia UV, vi khuẩn, bụi mịn,..
- Tối ưu hiệu quả chăm sóc da: một lợi ích quan trọng của tẩy tế bào chết là giúp bề mặt da thông thoáng hơn, nhưng nếu da bị tổn thương do quá trình này thì “lợi bất cập hại”. Nền da mỏng yếu, nhạy cảm dẫn đến kém hấp thụ dưỡng chất, dễ bị nhạy cảm với các hoạt chất treatment khi điều trị.
7 thời điểm không nên tẩy tế bào chết quan trọng nhất
Da đang bị kích ứng hoặc viêm
Khi nền da có những biểu hiện của hiện tượng viêm như: đỏ, ngứa, rát, sưng hay nổi mụn. Là những dấu hiệu cho thấy hàng rào bảo vệ da tổn thương, các tế bào đang phải hoạt động để chống lại. Do đó, không nên tẩy tế bào chết trong giai đoạn này. Mà thay vào đó nên chuyển sang các thành làm dịu và kháng viêm của chứa: Ceramide, Niacinamide, vitamin B5 cho da.
Da quá khô hoặc bong tróc
Da khô là do thiếu hụt lượng lipid và nước để duy trì độ ẩm cần thiết, và càng kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng bong tróc. Thế nhưng sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa da khô và da chết dẫn đến chăm sóc da sai cách. Nếu cứ tiếp tục tục tẩy da chết khi nền da đang khô căng thì khiến da nứt nẻ và dễ chảy máu.
Thế nên, khi da khô không vội tẩy da chết mà nên dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa cồn hay hương liệu. Đồng thời bổ sung đủ nước, ăn nhiều các thực phẩm chứa Omega 3 để tái tạo lại lớp lipid bị mất trước đó.
Nền da nhạy cảm dễ tổn thương
Nền da nhạy cảm có thể là nguyên nhân sau một đợt kích ứng da, hoặc sau nhiễm Corticoid. Biểu hiện da nhạy cảm thường dễ bị đỏ, dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc da, thay đổi thời tiết và nguồn nước sinh hoạt. Khi da nhạy cảm vẫn có thể chọn tẩy da chết hóa học có nồng thấp, chứa nhiều sản phẩm phục hồi, nhưng nếu không cần thiết thì vẫn nên dưỡng ẩm và làm dịu da trước.
Khi da đang có mụn viêm hoặc mụn mủ
Các nốt mụn viêm và mụn mủ có nguy cơ vỡ và làm lây lan vi khuẩn rất cao. Thế nên tẩy tế bào chết trong lúc này (đặc biệt tẩy da chết vật lý) sẽ khiến mụn viêm nhiễm nặng hơn và dễ để lại sẹo sau đó. Các thao tác massage cũng vô tình làm tăng nguy cơ viêm nhiễm mụn sang các vùng da lành. Bạn nên tập trung vào các hoạt chất để giảm mụn viêm trước như: Benzoyl Peroxide, Retinoids, Adapalene, Niacinamide, hoặc một it BHA nồng độ thấp,…
Da sau khi thực hiện các xâm lấn
Các thủ thuật như lăn kim, phi kim, laser, peel da,… sẽ dẫn đến nền da tổn thương, đôi khi nhỏ đến mức mà mắt thường không nhìn thấy được. Sau quá trình xâm lấn chỉ nên dưỡng ẩm và phục hồi da thay vì chăm chú vào việc tẩy tế bào chết ngay lúc này. Da sau xâm lấn cần thời gian để tái tạo lại, ít nhất 1 đến 2 tuần sau các thủ thuật mới có thể bắt đầu tẩy da chết nhẹ nhàng trở lại.
Da bị cháy nắng
Da bị cháy nắng ngoài đỏ rát và căng tức trên mặt, sau đó sẽ có hiện tượng sạm đen và bong tróc. Nhiều cô nàng có tâm lý nên tẩy da chết càng sớm để nhanh có được làn da đẹp. Thế nhưng quan niệm này lại khiến những tổn thương trên da nặng hơn, làm chậm quá trình hồi phục vốn có của da. Sau khi da bị cháy nắng nên uống nhiều nước, tập trung cấp nước và dùng các thành phần làm dịu da trước.
Da đang có nhiều vết thương hở
Khi có vết thương hở không nên thực hiện cả tẩy da chết vật lý hay hóa học. Bởi chúng sẽ khiến da luôn châm chích, làm các vết thương lan rộng, lâu lành và nguy cơ bị sẹo sẽ rất cao. Khi có vết thương hở chỉ nên chăm sóc da nhẹ nhàng, dưỡng ẩm tốt và giữ cho nền da sạch để không bị nhiễm trùng.
Nếu không tẩy tế bào chết thì nên chăm sóc da như thế nào?
Một lầm tưởng khá phổ biến hầu như các cô nàng đều sợ rằng nếu không tẩy tế bào chết thì da không đẹp lên được. Thực tế, làn da đã được quy định sẵn bởi các cấu trúc của gen, sẽ tự đổi mới trong 28 đến 30 ngày. Thế nên nếu lạm dụng tẩy da chết quá mức thì da không có đủ thời gian phục hồi và tái tạo, dẫn đến da mỏng hơn, thiếu độ ẩm, kích ứng, bùng mụn và nhạy cảm về lâu dài.
Nếu bạn đang ở trong 7 thời điểm được khuyến khích không nên tẩy tế bào chết, đó là lúc làn da đang mỏng yếu và dễ tổn thương nhất. Chính vì thế, hãy xây dựng routine skincare theo chiều hướng dưỡng ẩm và phục hồi cho da càng sớm càng tốt. Không nên vội dùng các treatment nếu không có hướng dẫn từ các chuyên gia.
Bạn có thể bổ sung các nhóm thành phần như là: Hyaluronic Acid, Peptides, Ceramide, Panthenol (vitamin B5), Vitamin E, Niacinamide (vitamin B3), vitamin B12,… Các hoạt chất này sẽ hỗ trợ củng cố hàng rào bảo vệ da khỏe hơn, làm dịu các kích ứng đang có. Sau khi da đã khỏe bạn có thể tập làm quen tẩy da chết lại mỗi 1 tuần 1 lần, hoặc 2 tuần mỗi lần là được nhé.
Khi hiểu rõ được khi nào không nên tẩy tế bào chết, đó đã bí quyết chăm sóc da hoàn hảo cho tất cả tín đồ skincare. Mỗi loại da đều có những đặc điểm riêng, cần được cá nhân hóa và thay đổi cho phù hợp thì nền da mới khỏe, mới trẻ đẹp lâu dài. Beaudy.vn hi vọng thông qua bài viết hôm nay đã gợi ý thêm được 7 thời điểm mà da không nên tẩy tế bào chết, từ đó giúp các bạn chăm sóc da an toàn và khoa học hơn mỗi ngày nhé! Beaudy.vn chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề sắp tới!
Hãy đóng góp ý kiến của bạn để cùng chia sẻ và trao đổi với mọi người nha!