Da mũi bị khô tuy không phải hiếm gặp nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ. Có một tin rất vui dành cho các cô nàng đó là cách trị da mũi bị khô bong tróc không khó chút nào cả. Chỉ cần vài bước đơn giản mỗi ngày chắc chắn bạn sẽ có được làn da mũi mịn màng nhanh chóng. Vậy bí quyết đó là gì? Cùng Beaudy.vn khám phá 10 mẹo đơn giản để “đánh bay” tình trạng da mũi bị khô bong tróc nhé! Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên với hiệu quả mà chúng mang lại!
- Vì sao da mũi bị khô bong tróc?
- 10 mẹo đơn giản xử lý da mũi bị khô bong tróc hiệu quả nhất
- Hãy loại bỏ các thành phần quá mạnh trong dưỡng da
- Thử dùng các loại kem dưỡng làm dịu da
- Đừng “Over”: dưỡng ẩm quá nhiều, tẩy da chết quá nhiều
- Tìm kiếm thành phần dưỡng ẩm phù hợp
- Có thể dùng thuốc mỡ hoặc vaseline nếu quá nghiêm trọng
- Hoặc chọn một loại serum hay kem dưỡng phục hồi da
- Hãy dùng máy tạo độ ẩm trong phòng
- Ăn nhiều hơn thực phẩm giàu Omega 3 và chất chống oxy hóa
- Tận dụng các loại dầu dưỡng da mũi tại nhà
- Bước làm sạch nhẹ nhàng là rất quan trọng
Vì sao da mũi bị khô bong tróc?
Vùng da mũi bị khô có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Không chỉ đơn giản là da mũi bị mất nước, mà còn do thời tiết, cơ địa hoặc các bệnh lý về da như: viêm da tiết bã, ban trứng cá đỏ,… Đặc biệt da mũi bị khô bong tróc rất dễ gặp khi thời tiết lạnh, lúc này da rất dễ mất đi độ ẩm cần thiết, các tuyến bã nhờn hoạt động không còn hiệu quả. Với những bạn có làn da khô, hoặc da nhạy cảm càng dễ gặp tình trạng này hơn, điều này được quy định bởi tuýp da từ khi sinh ra. Thế nhưng, bạn hãy yên tâm vì điều trị mũi bị khô bong tróc không quá phức tạp như bạn nghĩ đâu nhé.
Biểu hiện của da mũi bị khô bong tróc là những hình thành những mảng trắng đọng lại 2 bên cánh mũi, nổi gồ trên bề mặt da. Thế nên, không chỉ ảnh hưởng đến các bạn thường xuyên trang điểm, còn khiến cho da trở nên không mịn màng và tổng thể khuôn mặt bị kém sắc đi. Nếu không điều trị da mũi bị khô tốt, tình trạng này càng nặng hơn có thể gây chảy máu và nhiễm trùng, tăng nguy cơ viêm da và ảnh hưởng về mặt sức khỏe.
10 mẹo đơn giản xử lý da mũi bị khô bong tróc hiệu quả nhất
Hãy loại bỏ các thành phần quá mạnh trong dưỡng da
Một những nguyên nhân khiến da bị mũi khô nặng nề có thể đến từ ngay các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là thành phần mỹ phẩm. Các hoạt chất treatment như là Retinol, Salicylic Acid (BHA) nền cồn, Tretinoin, Benzoyl Peroxide,… Chính vì thế, bạn có thể kiểm tra xem da mũi có bị khô do các hoạt chất này không nhé. Hãy ngưng một thời gian, khoảng 1 tuần xem các triệu chứng có giảm đi hay không, nếu giảm thì nguyên nhân có thể do các actives ingredients bên trên. Lúc này bạn chỉ cần giảm dần nồng độ và tần suất sử dụng theo ngưỡng phù hợp với da.
Thử dùng các loại kem dưỡng làm dịu da
Mối lo ngại lớn nhất của các cô nàng khi da mũi bị khô bong tróc là đi kèm với tình trạng kích ứng da. Thế nên, rất cần một loại kem dưỡng có tính làm dịu, để giảm đỏ rát và nuôi dưỡng lại hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh hơn từng ngày. Các hoạt chất mà bạn có thể cân nhắc đến từ chiết xuất lô hội, chiết xuất hoa cúc, chiết xuất từ rau má, Niacinamide, Panthenol,…
Đừng “Over”: dưỡng ẩm quá nhiều, tẩy da chết quá nhiều
Khi da mũi bị khô bong tróc quá nặng càng cô nàng càng nóng lòng muốn dưỡng ẩm nhiều hơn, hay tẩy da chết nhiều hơn. Nghe có vẻ rất hợp lý, nhưng bác sĩ da liễu Dr.Green đã từng nói: trong dưỡng da, quá nhiều đồ tốt lại không phải đồ tốt. Bạn có thể thấy nếu tẩy da chết quá nhiều lần, sẽ càng làm tổn thương hàng rào bảo vệ da từ đó làm da mất độ ẩm nghiêm trọng. Ngược lại dưỡng ẩm quá nhiều có nguy cơ gây bít tắc lỗ chân lông, gây mụn và tăng khả năng kích ứng.
Tìm kiếm thành phần dưỡng ẩm phù hợp
Thế nhưng bạn không thể không dưỡng ẩm mà hãy cấp ẩm một cách phù hợp. Hoạt chất chăm sóc da rất tốt như Ceramides là nền tảng để có được làn da khỏe mạnh. Hoặc bạn có thể tìm các nhóm dưỡng ẩm nhẹ nhàng nếu bạn thuộc tuýp da dầu như Hyaluronic Acid (HA).
Có thể dùng thuốc mỡ hoặc vaseline nếu quá nghiêm trọng
Khi da mũi quá khô và bong tróc nặng hơn, các loại kem dưỡng hay lotion không còn đủ cung cấp độ ẩm nữa. Lúc này bạn có thể dùng các loại thuốc mỡ Ointment có Petrolatum Jelly, hoặc Vaseline có Petrolatum, Glycerin nồng độ cao hơn để bôi lên da. Các loại thành phần này có tính dầu và tạo lớp màng rất tốt, nhờ thế ngăn không cho hơi nước bị thoát ra từ bên trong, cũng giúp cải thiện hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh hơn. Khi dùng dạng thuốc mỡ, hay bôi vaseline hãy dùng chúng ở bước cuối cùng của quy trình chăm sóc da nhé.
Hoặc chọn một loại serum hay kem dưỡng phục hồi da
Da mũi bị khô còn là biểu hiện của hàng rào bảo vệ da đang tổn thương, lúc này da nhạy cảm và cần được phục hồi. Đừng ngần ngại hãy chọn cho vùng da mũi có tính “chữa lành” tốt nhất, với các chiết xuất đến từ keo ong, keo yến mạch, Ceramides, Peptides, Vitamin E, vitamin B5, Vitamin B3,… Hàng rào bảo vệ da rất quan trọng, bởi đây là tấm chắn đầu tiên để ngăn chặn các tấn công từ môi trường. Một hàng rào da đủ khỏe thì da sẽ không còn lo lắng khô căng nữa.
Hãy dùng máy tạo độ ẩm trong phòng
Máy tạo độ ẩm rất cần thiết cho cả làn da khô nói chung, hay da mũi khô bong tróc nói riêng. Hãy đặt máy tạo độ ẩm ngay trong phòng hoặc ở nơi bạn thường xuyên xuất hiện nhất. Nhờ có máy tạo độ ẩm nên lượng nước luôn được duy trì xuyên suốt trong không khí nhờ đó da được cấp ẩm tự nhiên rất tốt. Bên cạnh đó nếu bạn dùng các thành phần hút ẩm (Humectants) như Hyaluronic Acid, Glycerin,… sẽ giúp lấy được lượng độ ẩm từ môi trường bổ sung cho da.
Ăn nhiều hơn thực phẩm giàu Omega 3 và chất chống oxy hóa
Mọi thực phẩm bạn bổ sung vào cơ thể đều có ảnh hưởng đến làn da. Ngay thời điểm da mũi bị khô bong tróc hãy bổ sung các nhóm thực phẩm có chứa nhiều Omega 3 (như dầu cá, cá hồi, hạt, dầu thực vật). Và cũng đừng quên các chất chống oxy hóa (như trà xanh, sô cô la đen và nghệ). Các thực phẩm này sẽ giúp bảo vệ da từ bên trong.
Tận dụng các loại dầu dưỡng da mũi tại nhà
Nếu thuộc tuýp da khô bạn hoàn toàn có thể tận dụng các loại dầu dưỡng da ngay tại nhà. Ví dụ như dầu dừa, dầu olive, dầu hạt nho,… Đây đều là các thành phần khóa ẩm và dưỡng ẩm rất tốt không kém cạnh so với dầu khoáng. Thêm vào đó, các loại dầu dưỡng chứa nhiều vitamin, axit béo và chất chống oxy hóa nên hỗ trợ nuôi dưỡng da mũi được tốt hơn.
Bước làm sạch nhẹ nhàng là rất quan trọng
Mũi là một bộ phận ngay trên khuôn mặt, do đó mọi bước làm sạch đều có tác động đến vùng da này. Các loại nước tẩy trang, sữa rửa mặt có chứa Sulphates đều dễ gây khô da, hoặc độ pH lớn hơn 7 cũng có nhiều tính kiềm không tốt để làm sạch về lâu dài. Hãy thay thế bằng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, có chứa các gốc thay thế như chiết xuất dầu cọ, axit amin,…
Nếu đã áp dụng cả 10 phương pháp trị da mũi bị khô trong bài viết nhưng tình trạng này vẫn chưa cải thiện. Đó có thể là một biểu hiện của bệnh lý như viêm da tiết bã, Rosacea, tổn thương do ánh sáng. Lúc này đây, Beaudy.vn gợi ý các bạn nên đến thăm khám bởi các bác sĩ da liễu, để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra vấn đề này, và có cách điều trị phù hợp hơn nhé. Hi vọng bài viết đã mang đến thật nhiều thông tin bổ ích và có giá trị giúp các cô nàng vừa cải thiện da mũi bị khô hiệu quả, vừa làm đẹp da an toàn và khoa học. Beaudy.vn chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong các bài viết sắp tới.
Nhận xét của bạn sẽ giúp cho mình có cơ sở để cải thiện và phát triển bài viết trong tương lai. Hãy chia sẻ nhé.