Mụn nội tiết – nỗi ám ảnh dai dẳng mỗi kỳ “rụng dâu” với những nốt mụn to, sưng viêm, khiến làn da xuống sắc và tinh thần đi theo. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với các liệu trình đắt đỏ và rườm rà, hoặc chưa sẵn sàng với các phương pháp xâm lấn khác – đừng lo. Beaudy.vn có một gợi ý đơn giản và an toàn, để chúng ta cùng nhau tìm hiểu, đó là: có nên uống kẽm trị mụn nội tiết hay không? Công dụng và những lưu ý quan trọng nhất khi bổ sung kẽm là gì.
Mụn nội tiết – nỗi lo chung của mọi cô nàng

Vị trí nổi mụn nội tiết phổ biến nhất là vùng chữ T, đó là khu vực quanh trán, cằm và quai hàm. Đặc điểm để nhận diện mụn nội tiết phổ biến nhất, đó là liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc những lúc cơ thể bị stress, căng thẳng quá mức. So với các nguyên nhân khác gây mụn, bạn có thể dễ dàng kiểm soát bằng mỹ phẩm bôi thoa bên ngoài. Nhưng mụn nội tiết lại bắt nguồn từ những rối loạn bên trong cơ thể.
Bên cạnh những phương pháp đã quá phổ biến để trị mụn nội tiết như là: Retinoids, Spironolactone, IPL, ánh sáng sinh học,… Một chủ đề cũng rất được các cô nàng quan tâm, đó là có nên uống kẽm trị mụn nội tiết hay không? Bật mí nhỏ cho các cô nàng, đó là kẽm có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là sức đề kháng của làn da.
Công dụng của kẽm và vai trò trong trị mụn nội tiết

Kẽm có tên khoa học là Zinc, nếu bạn là tín đồ làm đẹp chắc chắn sẽ biết đến kẽm trong các dẫn xuất quen thuộc như là: Kẽm Gluconate, Kẽm Citrate, Kẽm Sulfate,… Đây là một khoáng chất vi lượng thiết yếu rất quan trọng đối với cơ thể. Nhưng điều đặc biệt là cơ thể không tự dự trữ kẽm được, do đó, bạn cần bổ sung thêm kẽm từ bên ngoài.
Tiếp đến, Beaudy.vn sẽ tổng hợp cho các cô nàng góc nhìn toàn diện nhất về vai trò của kẽm trong trị mụn nội tiết nói riêng và sức khỏe làn da nói chung như thế nào nhé.
- Kẽm là thành phần chống viêm, giảm đỏ da rất hiệu quả khi nguyên nhân đến từ các nốt mụn gây ra.
- Kẽm điều tiết lượng bã nhờn đáng kể, làm giảm sản xuất dầu thừa, nhờ đó hạn chế tắc nghẽn lỗ chân lông.

- Kẽm tham gia điều hòa và ổn định nội tiết của hormone androgen hay testosterone, giảm thiểu các đợt bùng phát mụn nội tiết.
- Kẽm tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của hàng rào bảo vệ da trước tấn công của vi khuẩn C.Acnes.
- Kẽm còn tham gia tổng hợp collagen nhờ đó thúc đẩy nhanh quá trình lành thường, giảm nguy cơ bị sẹo sau mụn.
Cách bổ sung kẽm trị mụn nội tiết đúng cách hạn chế tác dụng phụ

- Liều kẽm khuyến nghị tối đa an toàn đối với người lớn là không quá 40mg kẽm nguyên tố/ngày, và các viên kẽm thường dao động ở mức 30 đến 35mg, do đó bạn chỉ cần uống mỗi 01 viên trong ngày. Thế nhưng, khi bị mụn nội tiết hay mụn trứng cá thì liều lượng bổ sung kẽm sẽ khác nhau, do đó cần cá nhân hóa theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu.
- Thời điểm uống kẽm tốt nhất là trước bữa ăn ít nhất 1 đến 2 tiếng, hoặc với người có bệnh lý dạ dày kèm theo có thể uống cùng với bữa ăn hàng ngày. Tránh các đồ uống có cồn, hoặc rượu trong thời gian dùng kẽm.
- Một vài tác dụng phụ của kẽm thường gặp trên đường tiêu hóa như: nôn ói, buồn nôn, tiêu chảy và tăng nhu động ruột – thường gặp khi dùng kẽm quá liều.
Đừng để kẽm trị mụn nội tiết “đơn độc” – hãy kết hợp thêm phương pháp khác

Có nên uống kẽm trị mụn nội tiết hay không? Câu trả lời là có, tuy nhiên không nên uống kẽm riêng lẻ mà cần kết hợp các phương pháp trị mụn khác. Đây là yếu tố quan trọng nhất vì nhiều cô nàng thường hiểu lầm chỉ cần uống kẽm là da sẽ hết mụn. Điều này không hoàn toàn đúng đâu nha.
Do đó, để tối ưu hiệu quả trị mụn nội tiết, bạn cần kết hợp uống kẽm cùng các phương pháp như là:
- Dùng các sản phẩm bôi ngoài da có chứa: Benzoyl Peroxide (BPO), Salicylic Acid (BHA), Retinoids,…

- Kết hợp với Isotretinoin theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu (bạn không nên tự ý uống kẽm trong trường hợp này).
- Có thể kết hợp kẽm cùng các khoáng chất khác như là vitamin A, vitamin E, Lactoferrin (một loại protein có trong sữa), Probiotics/Prebiotics,…

Beaudy.vn hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của kẽm trong quá trình trị mụn nội tiết – một giải pháp đơn giản, thực tế và dễ áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kẽm chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế các phác đồ điều trị y khoa với thuốc đặc trị như Isotretinoin hay Spironolactone.
Điều quan trọng nhất: hãy luôn lắng nghe làn da của bạn và thăm khám với bác sĩ da liễu uy tín để được tư vấn và điều trị đúng cách. Bởi vì, một làn da đẹp luôn bắt đầu từ sự thấu hiểu – và chăm sóc đúng cách.
Các bạn có thể đóng góp thêm ý kiến để bài viết trở nên phong phú và thú vị hơn, mình sẽ rất vui nếu nhận được sự phản hồi của các bạn.