Ngày càng có nhiều cô nàng yêu thích lăn kim và phi kim bởi phương pháp này mang lại rất nhiều công dụng nổi bật như: giúp da sáng khỏe đều màu, chống lão hóa và ngăn ngừa sẹo lõm hiệu quả. Với những lợi ích đầy hứa hẹn như thế, câu hỏi quan trọng là liệu lăn kim có phù hợp dùng cho da mụn không. Hãy cùng Beaudy.vn trả lời câu hỏi có nên lăn kim da mặt không? Và 10 nhóm đối tượng không nên thực hiện lăn kim trị mụn nhé!

Sponsor

Lăn kim là gì?

co nen lan kim da mat khong 2 66ca1705
Lăn kim là kỹ thuật dùng những đầu kim tạo ra những lỗ nhỏ giúp tăng sinh collagen và elastin (nguồn: internet)

Lăn kim hay còn được gọi là liệu pháp vi kim Microneedling, đây là phương pháp làm đẹp xâm lấn bằng cách sử dụng con lăn có chứa những đầu kim kích thước nhỏ để lăn trên bề mặt da. Lăn kim sẽ chủ động tạo ra các vết thương giúp kích thích quá trình tái tạo tự nhiên của tế bào bên dưới giúp da trẻ đẹp và khỏe mạnh hơn.

Điều đặc biệt của phương pháp lăn kim có thể thực hiện ngay tại nhà, nhờ tính đơn giản và phụ thuộc lớn vào 2 yếu tố: độ mạnh yếu của người thực hiện, và tốc độ di chuyển của con lăn để tạo ra những tổn thương tùy theo mục đích. Ngoài ra, lăn kim có thể thực hiện tại spa hay thẩm mỹ viện bởi các nhân viên có trình độ tay nghề cào.

Những năm trở lại đây, lăn kim và phi kim là 2 kỹ thuật chăm sóc da được rất nhiều chị em yêu thích bởi hiệu quả làm đẹp tốt và nhanh chóng. Do đó, ngày càng có nhiều tín đồ chăm sóc da tìm đến lăn kim và phi kim với mong muốn giải quyết vấn đề da, nghĩ rằng có thể giúp điều trị mụn và cải thiện mụn nhanh chóng. Nhưng lăn kim và phi kim không phù hợp với tất cả mọi cô nàng, và liệu có nên lăn kim trị mụn không các bạn hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu tiếp nhé.

Có nên lăn kim da mặt không: công dụng của lăn kim và phi kim

Khi áp dụng lăn kim đúng cách làn da sẽ được trẻ hóa và tăng độ đàn hồi mạnh mẽ (nguồn: internet)

Ngay từ ban đầu chúng ta đã không thể phủ nhận được lợi ích tuyệt vời của lăn kim trên da mặt. Bởi lăn kim chủ động tạo ra tổn thương, chính những tổn thương này là “kênh dẫn thuốc” hiệu quả nhất giúp đưa dưỡng chất từ các bước dưỡng da đi sâu vào bên trong hơn, chứ không còn nuôi dưỡng da ở lớp thượng bì nữa. Từ đó giúp dưỡng da nhanh chóng có kết quả, tiết kiệm thời gian và chi phí sản phẩm.

Đồng thời lăn kim còn giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, giảm tiết bã nhờn và thúc đẩy quá trình gom cồi mụn. Khi da tổn thương sẽ có khả năng tăng sinh collagen và elastin, chính vì thế lăn kim giúp cải thiện tình trạng sẹo lõm, sẹo rỗ và hỗ trợ chống lão hóa một cách rõ rệt. Hơn thế nữa, lăn kim còn giúp làm sáng đều bề mặt, giúp nền da sáng khỏe và tươi tắn hơn so với trước. Bởi vì nhiều công dụng tuyệt vời như thế nên rất nhiều cô nàng đồng tình nên lăn kim cho da mặt.

Tác dụng phụ khi lăn kim da mặt

Ngược lại lăn kim sai sẽ khiến da bị khô căng, bong tróc và đỏ rát không thể phục hồi (nguồn: internet)
Sponsor

Cùng với những lợi ích tuyệt vời không thể phủ nhận do lăn kim mang lại. Bên cạnh đó cũng có những tác dụng phụ “âm thầm” của phương pháp lăn kim da mặt. Đầu tiên lăn kim tạo ra các vết thương, vừa là kênh dẫn thuốc nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khiến da lên mụn và bội nhiễm vi khuẩn. Tiếp đến, lăn kim còn làm nặng hơn tình trạng tăng sắc tố khiến da không trắng sáng ngược lại còn thâm sạm hơn. Ngoài ra thủ thuật lăn kim sai cách có thể khiến da mỏng yếu không hồi phục được, làm tăng tính nhạy cảm và dễ kích ứng về sau này.

Đặc biệt những tác dụng phụ này thường xảy ra ở những nhóm đối tượng nhất định, nhưng phần lớn là các bạn có làn da mụn do bản chất của da mụn thường gặp nhiều vấn đề và nhạy cảm hơn so với những làn da khác. Theo các bác sĩ da liễu thì việc lăn kim hay cả phi kim nên cân nhắc với những nhóm đối tượng đang bị mụn nhất định, bởi những tác dụng phụ rất nhiều và có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho da. Sau đây là 10 nhóm đối tượng không nên thực hiện lăn kim trị mụn nhé.

5 nhóm đối tượng không nên thực hiện lăn kim trị mụn

Đang có vết thương hở trên da

Nhưng da mặt hở khi lăn kim lại khiến da châm chích và tăng nguy cơ nhiễm trùng (nguồn: internet)
Sponsor

Nhóm đối tượng đầu tiên không thực hiện được lăn kim chính là da đang có tình trạng vết thương hở. Vết thương hở được hiểu đơn giản là miệng vết thương thông ra bên ngoài có thể chảy dịch, máu, mủ hay huyết tương, và có mặt trong giai đoạn bị mụn. Khi lăn kim trên nền da có vết thương hở làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, làm chậm lành vết thương, tăng nguy cơ bị sẹo và gây đau trong quá trình thực hiện thủ thuật.

Da đang có mụn sưng viêm

Lăn kim trên bề mặt da phẳng mịn sẽ tạo ra những tổn thương đồng nhất từ đó giúp đưa dưỡng chất thấm sâu và mang lại hiệu quả tối đa. Nhưng với những bạn đang có mụn sưng viêm việc lăn kim sẽ tăng nguy cơ vỡ nhân mụn, làm lây lan dịch viêm dẫn đến các vùng da lành sẽ bị mụn, làm các nốt mụn thông thương gây ra tình trạng mụn mạch lươn – là một loại mụn nặng và khó điều trị.

Da mỏng yếu và lộ mao mạch

Bản chất của da nhạy cảm và mỏng yếu thì hầu như không thể phù hợp với các thủ thuật xâm lấn, và cả mỹ phẩm bôi ngoài da phải thật sự lành tính và dịu nhẹ. Trong đó, lăn kim sẽ tạo ra nguy cơ tổn thương da cao hơn ở nhóm đối tượng này, làm da dễ bị bong tróc và nặng hơn là chảy máu. Lăn kim khiến cho mạch máu dưới da bị giãn nỡ và khiến cho da càng tệ hơn so với trước.

Da dễ bị tăng sắc tố

Và lăn kim không thích hợp cho da bị tăng sắc tố do da dễ bị thâm nám và tàn nhang (nguồn: internet)

Nhiều cô nàng tìm đến lăn kim với mục đích giúp da trắng sáng và đều màu hơn. Nhưng ít ai biết được rằng lăn kim có thể làm tăng tình trạng sắc tố da do kích thích sản sinh melanin dư thừa, khiến da sạm nám và dễ bắt nắng hơn. Đặc biệt lăn kim còn là yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm trước ánh nắng mặt trời, tia UV hay ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử làm cho da dễ bị đen đi. Do đó nếu bạn đã thuộc cơ địa da tăng sắc tố, dễ bị thâm đen sau mụn thì nên cân nhắc phương pháp lăn kim.

Da trên nền cơ địa sẹo lồi

Bản chất của sẹo lồi là do collagen sản sinh quá mức, và lăn kim gây kích thích sản sinh collagen nhiều hơn khiến nguy cơ sẹo lồi nặng lên. Đồng thời lăn kim không hiệu quả với sẹo lồi, chỉ giúp cải thiện tình trạng sẹo rỗ, sẹo lõm, nếp nhăn nhăn hay các vấn đề cơ bản khác. Nếu bạn có cơ địa sẹo lồi nên cân nhắc thay thế phương pháp lăn kim bằng tiêm steroids, điều trị laser, phẫu thuật cắt bỏ sẹo.

Sponsor

Bên cạnh đó lăn kim không nên thực hiện ở những bạn đang có thai và cho con bú, những bạn đang uống Isotretinoin trị mụn, các bạn có rối loạn vấn đề đông máu, hoặc mắc các bệnh lý về da khác như viêm da cơ địa Eczema, không biết cách chăm sóc da sau lăn kim đúng cách như thế nào.

Beaudy.vn chân thành cảm ơn các cô nàng đã cùng nhau tìm hiểu về chủ đề có nên lăn kim da mặt không và 5 nhóm đối tượng không nên lăn kim trị mụn. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích và có giá trị đến các cô nàng trên hành trình làm đẹp. Hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề sắp tới nhé!

Bạn thấy bài này hay không?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

  1. Tớ rất cần sự phản hồi từ các bạn về bài viết này, các bạn có thể giúp tớ được không?

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version