Làn da chúng ta rất dễ mất nước, vì vậy việc có một lớp bảo vệ để giữ cho da luôn khỏe mạnh là vô cùng cần thiết. Và trong vô vàn hoạt chất, Emollients được đánh giá cao nhờ an toàn và lành tính, là bí quyết dưỡng ẩm hoàn hảo cho làn da khô. Hiệu quả Emollients trên da vô cùng đáng kinh ngạc. Không chỉ giúp da trở nên mềm mượt ngay lập tức, Emollients còn giúp duy trì độ ẩm suốt cả ngày, tạo thành một lớp “che chở” bảo vệ da trước những tác hại môi trường. Với những lợi ích tuyệt vời như thế, chất làm mềm da (Emollients) chắc chắn là thành phần không thể thiếu trong bộ sưu tập chăm da của bạn. Hãy cùng Beaudy.vn khám phá tất tần tật về Emollients qua bài viết dưới đây nhé!
- Chất làm mềm da – Emollients là gì?
- Công dụng của chất làm mềm da (Emollients)
- Mang đến làn da mềm mượt và mịn màng
- Làm dịu tình trạng kích ứng và mẩn đỏ
- Cải thiện sức khỏe của da
- Chất làm mềm da (Emollients) có ở sản phẩm chăm sóc da nào?
- Ai phù hợp với chất làm mềm da (Emollients)?
- Cách sử dụng chất làm mềm da (Emollients) đúng cách
Chất làm mềm da – Emollients là gì?
Emollients là những thành phần được thêm vào các sản phẩm chăm sóc da hằng ngày, đặc biệt là kem dưỡng ẩm. Với mục đích là cung cấp lượng nước dồi dào và tạo lớp màng bảo vệ, thế nên Emollients giúp ngăn ngừa khô da hiệu quả. Ưu điểm của Emollients là tạo được bề mặt da mềm mượt vô cùng tự nhiên, khi chạm lên da mang đến cảm giác mịn màng như nhung.
Chất làm mềm da Emollients được tạo thành bởi nhiều hoạt chất khác nhau, có thể là tự nhiên hoặc là nhân tạo. Về tự nhiên bạn có thể thường thấy các nhóm thành phần như là dầu dừa, dầu oliu, bơ hạt mỡ,… Về chất làm mềm nhân tạo sẽ có petrolatum, dimethicone, lanolin,… Nếu được hỏi chất làm mềm da có an toàn hay không, điều này sẽ phụ thuộc vào thành phần tạo ra Emollients là gì, mức độ kích ứng như thế nào.
Công dụng của chất làm mềm da (Emollients)
Mang đến làn da mềm mượt và mịn màng
Một làn da khỏe mạnh được nhận xét khi có một hàng rào bảo vệ da (Skin Barrier) chắc chắn. Trong các thành phần xây dựng nên Skin Barrier là cần có chất dưỡng ẩm, đó là các loại ceramide, peptides hay lipids. Việc thiếu đi các nguồn nguyên liệu cần thiết này sẽ khiến da trở nên khô căng, bong tróc và kém mịn màng. Dùng Emollients sẽ giúp bạn cải thiện được tình khô da đang gặp phải. Giống như một tấm màng bao lấy làn da, giúp ngăn chặn độ ẩm bị thoát ra bên ngoài, từ đó giữ được lượng nước đủ để duy trì làn da ẩm mượt và mềm mại.
Làm dịu tình trạng kích ứng và mẩn đỏ
Không đơn thuần chỉ là cấp ẩm, bởi Emollients được tạo nên từ rất nhiều thành phần có tính hút ẩm và khóa ẩm như: Glycerin, vitamin B5, Hyaluronic Acid, Ceramides,… Chúng giúp làm dịu và phục hồi rất tốt cho làn da kích ứng và đang mẩn đỏ. Đặc biệt các bạn đang gặp phải tình trạng viêm da cơ địa (Eczema), vẩy nến (Psoriasis), viêm da tiếp xúc (Contact Dermatitis).
Cải thiện sức khỏe của da
Một lợi thế làm nên sự khác biệt của Emollients khi dùng lâu dài, đó là giúp da càng khỏe hơn qua từng ngày. Đó là nhờ khả năng dưỡng ẩm tốt cho da, khi da đủ ẩm làn da sẽ kích hoạt các cơ chế “chữa lành”, tái tạo tế bào mới, làm giảm các tác nhân kích ứng da từ môi trường như bụi bẩn, ô nhiễm, khói bụi,…
Chất làm mềm da (Emollients) có ở sản phẩm chăm sóc da nào?
Emollients xuất hiện nhiều nhất trong các sản phẩm có đặc tính dưỡng ẩm. Sự khác nhau về tỷ lệ nước và dầu tạo ra các công thức làm mềm riêng biệt, từ lỏng đến đặc. Thế nên các dạng sản phẩm trong chất làm mềm da thường gặp sẽ là lotion (sữa dưỡng), Creams (kem dưỡng ẩm), Ointments (thuốc mỡ). Hay các công thức mỹ phẩm đột phá gần đây là các loại Sprays (xịt dưỡng ẩm) với kết cấu mỏng nhẹ và thấm nhanh.
- Đầu tiên , Lotion có đặc điểm là nhiều nước ít dầu, thế nên kết cấu mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh vào da. Phù hợp được từ da thường đến da dầu.
- Cream (kem dưỡng ẩm) được cân bằng giữa dầu và nước, nên khả năng cấp ẩm tối ưu và không tạo cảm giác bết dính. Nên sẽ thích hợp cho tất cả mọi loại da.
- Ointments (thuốc mỡ) chứa lượng dầu cao nhất, nên kết cấu của sản phẩm sẽ dày hơn rất nhiều, tạo cảm giác bóng nhớn sau khi apply. Do đó thuốc mỡ chỉ thích hợp khi dùng trên nền da khô, hoặc da đang nứt nẻ nghiêm trọng.
- Sparys (xịt dưỡng ẩm) giống như xịt khoáng nhưng đặc biệt hơn là có một lớp dầu dưỡng bên trên, trước khi dùng hãy lắc đều lên. Xịt dưỡng ẩm dễ dùng, hợp vệ sinh nên ít có nguy cơ nhiễm trùng như các loại sản phẩm bên trên.
- Bên cạnh đó, Emollients còn được dùng trong các sản phẩm làm sạch như sữa rửa mặt, sữa tắm,… để vừa trung hòa độ pH của da, vừa giảm tình trạng khô da do mất đi độ ẩm tự nhiên bởi các thành phần tẩy rửa gây ra.
Ai phù hợp với chất làm mềm da (Emollients)?
Chúng ta sẽ cùng nhìn lại những công dụng chủ yếu của Emollients, đó là dưỡng ẩm cho da mềm mại, phục hồi da đang bị kích ứng và cải thiện sức khỏe của da. Đây là đều mà tất cả mọi loại da luôn cần có. Thế nên Emollients dùng được cho mọi làn da, hưởng lợi nhiều nhất chính là da khô và da nhạy cảm, da đang có bệnh lý về da gây khô hay bong tróc. Đối với da dầu, da hỗn hợp thiên dầu hay da mụn, Emollients có thể gây bít tắc lỗ chân lông và bết dính, thế nên hãy chọn các công thức thật mỏng nhẹ, đôi khi sẽ không cần phải dùng Emollients có gốc dầu trong đấy.
Về mặt cơ bản, Emollients tương đối an toàn cho mọi làn da. Tuy nhiên nếu không dùng đúng cách ngược lại sẽ là nguyên nhân khiến cho da bị kích ứng, bít tắc lỗ chân lông, khiến nhân mụn hình thành, đặc biệt là mụn ẩn, mụn mủ, mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
Cách sử dụng chất làm mềm da (Emollients) đúng cách
Về mặt cấu tạo, chất làm mềm da Emollients sẽ có một lớp dầu, thế nên về quy tắc chăm sóc da thì Emollients sẽ được dùng ở bước cuối cùng. Sau khi hoàn tất các bước dưỡng da, từ làm sạch, toner cho đến serum, bạn hãy dùng kem dưỡng ẩm ngay sau đó. Bởi đây là thời điểm tốt nhất để Emollients hoạt động, vừa là lớp khiên bảo vệ da trước tác hại đến từ bên ngoài, vừa khóa lại dưỡng chất được ở lâu sâu trong da.
Emollients có kết cấu từ lỏng đến nhẹ, thế nên hãy cân nhắc chọn theo các vấn đề da đang gặp phải. Ví dụ bạn thường xuyên nứt nẻ ở đầu gối hay khuỷu tay thì nên chọn thuốc mỡ (Ointments) vì có độ dưỡng ẩm cao. Ngược lại da dầu chỉ nên dùng lotion hay xịt dưỡng vì kết cấu mỏng nhẹ và thấm nhanh hơn. Thế nhưng ở những vị trí cần sự khô thoáng như kẽ ngón tay, kẽ ngón chân việc dùng Emollients có thể tạo điều kiện cho vi nấm hay vi khuẩn phát triển lên.
Chất làm mềm da thích hợp khi dùng cùng các thành phần giữ nước và hút ẩm khác như HA, Peptides, Glycerin, dầu dưỡng,… Hay các hoạt chất treatment để ngăn ngừa mất nước như retinol, tretinoin, BHA, Glycolic Acid… Thế nhưng sau khi thực hiện các liệu trình như laser, lăn kim, phi kim,… thì không nên dùng Emollients trên vết thương hở.
Chất làm mềm (Emollients) có chứa các thành phần dưỡng ẩm giúp cấp ẩm cho da khô và da nhạy cảm, bảo vệ trước tác hại của môi trường, làm dịu làn da đang kích ứng. Và Emollients hầu như đều dùng được cho mọi làn da, các bạn có làn da dầu và da mụn nên chọn kết cấu mỏng nhẹ và thấm nhanh để không bị tắc nghẽn lỗ chân lông. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Beaudy.vn trong bài viết hôm nay, Beaudy.vn sẽ tiếp tục mang đến thật nhiều bài viết có giá trị nhất giúp các bạn có thêm nhiều tips làm đẹp da bổ ích nhé!
1 phản hồi
Bạn thấy bài viết này như thế nào? Hãy cho mình biết ý kiến của bạn nhé!