Bạn đã thử đủ mọi “bí kíp” từ các diễn đàn làm đẹp, lắng nghe lời khuyên của bà cô hàng xóm mà tình trạng nấm móng không chỉ không cải thiện – mà còn ngày càng trầm trọng. Móng trở nên xù xì, gây ngứa rát và đau đớn liên tục, khiến bạn lo lắng và mất tự tin. Đừng vội từ bỏ hy vọng! Beaudy.vn đã tổng hợp 5 cách trị nấm móng hiệu quả nhất – những giải pháp đã được kiểm chứng và mang lại kết quả vượt ngoài mong đợi.
Nấm móng là gì? Tác hại của nấm móng

Nấm móng hay còn gọi là Onychomycosis, đây được xem là một bệnh lý nhiễm trùng phổ biến ở móng tay, móng chân. Theo thống kê y tế, thì nhiễm nấm móng có thể ảnh hưởng đến 10% dân số, gia tăng theo độ tuổi, người lớn có nguy cơ nhiễm nấm móng cao hơn người trẻ. Có một điều “đáng sợ” nấm móng, đó là bệnh diễn tiến âm thầm, ban đầu chỉ xuất hiện một đốm nhỏ màu trắng hay vàng dưới đầu móng nên nhiều người bỏ qua.

Khi nấm móng bắt đầu tiến triển mạnh hơn sẽ làm màu sắc thay đổi rõ rệt, lan rộng ra, khiến móng trở nên dày hơn, giòn hơn và dễ gãy. Nếu không điều trị kịp thời, nấm móng có thể tiến triển nặng gây nên nhiễm trùng lan rộng, loét da, lan đến xương,… Một trong những điểm rất quan trọng khiến nấm móng điều trị lâu khỏi (có khi kéo dài đến cả năm), đó là vì có nhiều yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng hơn:
- Tuổi tác, người lớn tuổi da trở nên khô hơn và móng yếu hơn tạo điều kiện vi nấm dễ xâm nhập.
- Tiền sử gia đình, nấm móng có thể lây từ người này sang người khác, chỉ cần tiếp xúc bề mặt có vi nấm bám dính.
- Đổ mồ hôi ở lòng bàn tay và bàn chân tạo diều kiện tốt cho vi nấm sinh sôi và tăng trưởng nhanh chóng.
- Người đang có các bệnh lý nền làm suy giảm hệ miễn dịch như: đái tháo đường, HIV/AIDS, lao,…

5 cách trị nấm móng từ gốc: tự nhiên, an toàn và hiệu quả
Nấm móng nhẹ có thể điều trị tại nhà

Bạn có thể thử các thành phần thiên nhiên như là: dầu tràm trà (kháng khuẩn, kháng nấm), menthol (bạc hà), eucalyptus (cây bạch đàn), giấm táo, lá trầu không, dầu dừa, sả, baking soda,… Tuy nhiên cách trị nấm móng này chỉ nên áp dụng với những trường hợp vừa mới bị gần đây. Nếu bạn đã thử áp dụng mà không thấy hiệu quả cũng không sau cả, đừng lo lắng nhé, mà thay vào đó hãy đi đến các bác sĩ để được điều trị tối ưu nhất.
Dùng các loại thuốc kháng nấm do bác sĩ kê toa

Dù bạn bị nấm móng nhẹ, trung bình hay nặng thì bạn vẫn luôn được kê toa bởi bác sĩ các loại thuốc bôi bên ngoài, hoặc thuốc uống bên trong, đôi khi sẽ kết hợp cả 2 để tăng hiệu quả. Các loại thuốc bôi ngoài da thường dùng là: Ciclopirox (có trong dung dịch bôi hoặc sơn móng tay); Efinaconazole (dùng sau khi ngâm móng), Tavaborole, Amorofine,… Thời gian bôi từ vài tháng đến 1 năm.
Các loại thuốc kháng nấm đường uống phổ biến là: Terbinafine, Itraconazole, Fluconazole,… Các loại thuốc cần dùng trong thời gian dài từ 6 đến 12 tuần, thậm chí lâu hơn tùy vào mức độ của bệnh.
Laser hoặc cắt bỏ móng

Khi các đáp ứng điều trị bôi thoa ngoài da, hay uống thuốc cũng không thể làm giảm tình trạng nấm móng. Các bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng các phương pháp mạnh hơn như là: laser hoặc phẫu thuật cắt bỏ móng. Điều trị laser có ưu điểm là tiêu diệt nấm từ gốc mà không gây hại cho móng. Phẫu thuật móng được khuyến nghị nếu có tình trạng móng bị nhiễm trùng nghiêm trọng, hoặc gây đau nhiều.
Nấm móng là bệnh và cần điều trị bởi bác sĩ

Có một sự thật là nấm móng được xem là bệnh lý về da, do đó Beaudy.vn vẫn khuyến khích mọi người nên tìm đến bác sĩ để điều trị. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu móng để xét nghiệm, phân tích từ đó tìm ra nguyên nhân gây nấm móng, mang đến kết quả điều trị tốt hơn. Việc chẩn đoán chính xác rất quan trọng để phân biệt nấm móng với các bệnh lý gần tương tự như là: vảy nến ở móng, chàm, khối u ác tính,…
Phòng bệnh nấm móng luôn tốt hơn chữa bệnh

Chính vì thế, giải pháp đặt ra tốt nhất là bạn cần phòng nấm móng trước khi chúng “ghé thăm”. Một vài gợi ý Beaudy.vn muốn gửi đến các bạn sẽ giúp mọi người giảm được tình trạng nấm móng tiến triển, đồng thời ngăn ngừa nấm móng tái phát trong tương lai:
- Giữ cho bàn chân và bàn tay luôn sạch sẽ, khô thoáng và cắt móng thường xuyên
- Không đi chân trần tại các nơi công cộng, nơi ẩm ướt vì đây là những vị trí vi nấm dễ hình thành nhất
- Đặc biệt, thường xuyên thay vớ (tất) bởi đây là nơi vi nấm phát triển và sinh sôi rất nhiều
- Vệ sinh các dụng cụ chăm sóc móng, đặc biệt không dùng dụng cụ làm móng chung với các đối tượng khác
- Nếu nghi ngờ bị nấm móng, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị, tuân theo phác đồ kháng nấm
Nấm móng không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ bên ngoài, còn khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, đau nhức và tự ti từ bên trong. Hi vọng những tổng hợp của Beaudy.vn trong bài viết về 5 cách trị nấm móng sẽ thật sự hiệu quả, đáng để bạn trải nghiệm và mang lại kết quả tốt nhất. Beaudy.vn chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề sắp tới! Thế nên, đừng quên theo dõi và cập nhật thông tin mới nhất nhé.
Bạn có thể đóng góp ý kiến của mình về bài viết bằng cách để lại comment phía dưới nhé.