Môi khô và nứt nẻ là kết quả của đôi môi thiếu độ ẩm do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể đến từ thói quen đơn giản nhất là liếm môi hằng ngày. Khi có được đôi môi khỏe đẹp, hồng hào và mềm mại sẽ mang lại sự tự tin khi giao tiếp, làm tổng thể khuôn mặt trở nên thu hút hơn. Hôm nay, Beaudy.vn sẽ bật mí 6 cách trị môi khô nứt nẻ tại nhà hiệu quả nhất, hứa hẹn sẽ giúp bạn có được đôi môi căng mọng mỗi ngày nhé.

Sponsor

Môi khô nứt nẻ là gì?

cach tri moi kho nut ne 2 f0710255
Môi khô nứt nẻ đến từ việc thiếu ẩm do nhiều yếu tố khác nhau (nguồn: internet)

Ở môi không có tuyến dầu tự nhiên như da mặt, da body hay da đầu. Thế nên đôi môi rất dễ bị mất độ ẩm tự nhiên, trở nên khô và nứt nẻ hơn. Biểu hiện của tình trạng môi khô và nứt nẻ đó là cảm giác căng tức ở môi, xuất hiện những mảng bong tróc trắng, đau và nặng hơn có các vết loét ở miệng. Khi tình trạng này kéo dài, môi sẽ bị nhiễm trùng do vi khuẩn có cơ hội xâm nhập thông qua các vết nứt trên môi.

Về mặt thẩm mỹ, nếu bạn có một đôi môi thường xuyên khô căng nứt nẻ, chắc hẳn sẽ giảm đi sự tự tin rất nhiều. Không những thể, đôi môi còn là điểm nhấn hoàn hảo trên khuôn mặt, nếu môi có những mảng bong tróc trắng sẽ khiến cho tổng thể trở nên kém sắc hơn hẳn. Thế nên chăm sóc cho đôi môi hồng hào và mềm mọng luôn là cần thiết.

Nguyên nhân gây ra môi khô nứt nẻ

Thói quen chăm sóc môi không đúng cách hoặc lựa chọn các sản phẩm không phù hợp đều khiến môi khô nứt nẻ (nguồn: internet)

Yếu tố từ môi trường

Nếu bạn để ý kỹ thì thời tiết lạnh hay nóng đều ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể chứ không chỉ riêng mỗi đôi môi. Thời tiết lạnh khô trong mùa đông, hoặc thường xuyên ngồi điều hòa trong những ngày nắng nóng sẽ làm cho đôi môi bị mất nước nhanh chóng mà bạn không nhận ra. Kết quả là sau ngày dài da môi trở nên căng tức nhiều hơn, môi khô và bong tróc.

Cơ thể thiếu nước

Đặc biệt khi cơ thể thiếu nước sẽ là yếu tố khiến cho đôi môi càng dễ bị tình trạng khô nứt nẻ hơn cả. Bởi nước chiếm đến 60% trọng lượng của cơ thể, giúp làn da trở nên mịn màng và khỏe mạnh hơn. Da môi không có tuyến dầu nên đã tương đối thiếu độ ẩm, do đó rất cần bạn bổ sung lượng nước đầy đủ. Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu nước: môi khô, mệt mỏi, khát nước, nước tiểu sẫm màu,…

Thói quen không tốt cho môi

Thường xuyên liếm môi tuy tạo được độ ẩm ngay tức thì, nhưng lượng nước đọng lại cũng bay hơi nhanh chóng và làm môi dễ khô hơn. Đồng thời các enzyme tiêu hóa trong nước bọt có thể làm phá vỡ làm lipid tự nhiên, làm mất lớp màng bảo vệ thì hoàn toàn không tốt tí nào cho môi cả. Hoặc môi khô nứt nẻ còn đến từ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, không chăm sóc môi tốt với các loại son dưỡng, không thường xuyên tẩy da chết môi,…

Thiếu dinh dưỡng

2 loại vitamin quan trọng nhất để giữ cho đôi môi luôn mềm mại đó là vitamin B2 (Riboflavin) và vitamin E. Thế nên nếu thiếu 1 trong 2 loại vitamin này da sẽ dễ khô và bong tróc nặng nề. Ngoài ra, chế độ ăn thiếu chất xơ, thiếu dinh dưỡng cũng dễ dẫn đến thiếu hụt các loại vitamin khác nhau, từ đó sẽ không tốt cho cơ thể. Hoặc thiếu hụt dinh dưỡng còn đến từ các bệnh lý như dị ứng, rối loạn chức năng tuyến giáp, chức năng miễn dịch không hoạt động tốt,…

Sponsor

6 cách trị môi khô nứt nẻ hiệu quả nhất

Dưỡng ẩm môi hằng ngày

Hãy dùng các loại son dưỡng ẩm môi thường xuyên để môi không còn khô căng nữa (nguồn: internet)

Phương pháp cho kết quả dưỡng ẩm môi nhanh nhất, hiệu quả ngay tức thì đó là dùng các sản phẩm dưỡng ẩm cho môi. Đó có thể là các loại son dưỡng, mặt nạ ngủ môi, dầu dưỡng. Ưu tiên các thành phần cần có để giữ ẩm như: Hyaluronic Acid (HA), vitamin E, bơ hạt mỡ, dầu hạnh nhân, dầu dừa, dầu khoáng,… Cũng nên hạn chế các thành phần dễ khiến môi kích ứng và nhạy cảm như: cồn khô, menthol (bạc hà), camphor, sáp, mỡ cừu, long não,…

Tẩy tế bào chết cho môi

Tẩy tế bào chết sẽ giúp đôi môi trở nên mềm mại và mịn màng hơn (nguồn: internet)
Sponsor

Tẩy da chết môi vừa giúp loại bỏ các lớp da chết, đặc biệt là các vảy trắng trên bề mặt, giúp môi mịn màng hơn, khỏe hơn và tươi tắn hơn. Không chỉ thế, tẩy tế bào chết môi còn giúp hấp thụ các sản phẩm dưỡng ẩm cho môi, kích thích tái tạo các tế bào mới thay thế cho da môi đã bị khô nứt nẻ trước đó. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm tẩy da chết cho môi có sẵn các công thức khác nhau nên tiện lợi và dễ dùng. Hoặc bạn có thể tự làm với đường kết hợp mật ong, bã cà phê,… Nên thực hiện mỗi tuần 1 lần, nhưng không thực hiện liên tục mỗi ngày bởi khi đấy da môi sẽ khô và dễ bong tróc hơn.

Uống đủ nước

Bạn có thể chọn uống nước lọc, nước ép trái cây hoặc các loại nước detox đều tốt cho môi (nguồn: internet)

Thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến môi khô căng do đó hãy cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể. Nên uống ít nhất 2 đến 3 lít nước mỗi ngày, nên uống ngay cả khi cơ thể không khát. Nước lọc là nước tốt nhất đối với cơ thể. Bạn có thể bổ sung các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C như nước ép cam, nước chanh, dâu tây,… có thể tăng khả năng chống oxy hóa giúp bảo vệ da môi, làm hồng môi thêm nhé.

Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

Các vitamin giúp cơ thể chống oxy hóa và ngăn các gốc tự do hình thành rất tốt cho đôi môi khỏe mạnh (nguồn: internet)

Hãy luôn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt 2 loại vitamin B2 và vitamin E, đây là 2 thành phần quan trọng để giúp cho bạn có được đôi môi luôn mềm mọng. Các nhóm thực phẩm có chứa nhiều vitamin E như hạt hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt dẻ, dầu thực vật, dầu đậu nành, bông cải xanh,… Nhóm thực phẩm có chứa nhiều vitamin B2: trứng, sữa chua, phô mai, măng tây, các loại cá hồi, cá thu,… Ngoài ra có thể bổ sung thêm vitamin A, vitamin C, Omega 3,… vì cũng cần thiết để chống oxy hóa, làm hồng môi và nuôi dưỡng tế bào môi khỏe mạnh hơn.

Tránh các thói quen xấu

Không nên thường xuyên liếm môi hay dùng các chất làm sẫm màu môi (nguồn: internet)
Sponsor

Không nên thường xuyên liếm môi, hoặc gây ra các tổn thương vật lý khác vì sẽ dễ làm nứt môi và mất độ ẩm nhanh chóng. Ngoài ra, từ bỏ hút thuốc lá, uống rượu bia,… thay bằng các hoạt động thể dục, thư giãn, giảm stress đều sẽ tốt cho môi hơn.

Dùng son môi có chống nắng

Dùng son môi có chống nắng sẽ giúp bảo vệ môi không bị bong tróc do tia UV (nguồn: internet)

Vào ban ngày bạn có thể tăng cường bảo vệ môi thêm bằng cách dùng son môi có chống nắng, có chứa thành phần SPF từ 15 trở lên. SPF sẽ giúp môi tránh được tình trạng bỏng rát do tia UV, giảm tình trạng thâm môi, và cũng đóng vai trò là lớp son dưỡng duy trì độ ẩm cho môi suốt nhiều giờ liền. Bạn có thể bôi lại son dưỡng môi có SPF sau mỗi 2 đến 3 giờ.

Môi khô nứt nẻ có đau không?

Hãy luôn chăm sóc đôi môi đúng cách để tránh môi khô căng nứt nẻ và chảy máu nhé (nguồn: internet)

Khi môi khô nứt nẻ ở mức độ nhẹ thì cảm giác đau sẽ không có, chỉ hơi căng tức ở trên môi. Tuy nhiên nếu bạn không chăm sóc môi tốt bằng các phương pháp như dưỡng ẩm, tẩy da chết, bổ sung nước và vitamin cần thiết,… môi trở nên khô căng hơn thì lúc này sẽ hình thành các vết nứt, mảng trắng bong tróc và sẽ gây đau rát. Và khi đau rát môi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Nếu môi khô nứt nẻ kéo dài có thể gây đau và chảy máu, lúc này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng không tốt cho cơ thể. Nếu đã có chảy máu, lời khuyên là các bạn nên thăm khám với các bác sĩ để được tư vấn, cách chăm sóc môi chuyên sâu và kê thuốc bôi cho phù hợp nhất nhé.

Sponsor

Chăm sóc đôi môi cũng giống như chăm sóc da mặt, da body thế nên hãy dành thời gian để dưỡng môi hằng ngày nhé. Chăm chỉ áp dụng 6 cách trị môi khô nứt nẻ trong bài viết hôm nay, Beaudy.vn tin chắc rằng bạn sẽ có được đôi môi luôn mềm mọng, đàn hồi và hồng hào hơn mỗi ngày. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sắp tới, Beaudy.vn chân thành cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và theo dõi.

Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

  1. Mình mong muốn được nghe những ý kiến của các bạn về bài viết này!

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version