Da khô không chỉ là nỗi lo lắng riêng của da mặt mà còn gây phiền toái trên các vùng da khác, đặc biệt là đôi bàn chân nơi thường bị bỏ quên. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khô da chân, và nếu không chăm sóc đúng cách, tình trạng này có thể kéo dài và gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của bạn. Khô chân không chỉ đơn thuần là sự thô ráp, mà còn đi kèm với bong tróc, ngứa rát, nứt nẻ và thậm chí chảy máu. Đừng lo lắng! Hãy cùng Beaudy.vn khám phá 7 cách điều trị khô da chân tại nhà hiệu quả ngay từ lần đầu tiên luôn nhé!

Sponsor

Nguyên nhân gây khô da chân

cach tri kho da chan 2 d38ec3ac
Khô da chân là tình trạng rất phổ biến nhưng không khó để điều trị khỏi hoàn toàn (nguồn: internet)

Cấu tạo đặc biệt ở vùng chân có lớp sừng dày hơn các vùng da khác trên cơ thể với mục đích là bảo vệ da trước các tác hại của môi trường. Nhưng tình cờ, điều này đã vô tình khiến cho vùng da chân càng dễ bị khô hơn, và đây cũng là nơi thường bị bỏ quên nhiều nhất khi dưỡng da. Khô chân có thể xuất hiện ở cả vùng cẳng chân, lòng và mu bàn chân, hay thậm chí là cả kẽ chân. Lúc đầu chỉ là cảm giác khô căng, nhưng càng về sau càng châm chích, ngứa rát và có thể gây chảy máu.

Có rất nhiều nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng khô da chân khác nhau. Đầu tiên là lòng bàn chân là nơi tiếp xúc nhiều nhất với vi khuẩn, dễ tiết mồ hôi do đó rất dễ bị nhiễm nấm ở kẽ ngón chân. Tiếp đến các bệnh lý về da cũng là nguyên nhân gây khô da chân như là viêm da cơ địa, nhược giáp, đái tháo đường, bệnh vẩy nến – đây là nhóm nguyên nhân cần được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ da liễu. Nhóm nguyên nhân gây khô da chân thường gặp hơn là do thiếu ẩm do không được dùng kem dưỡng hay dầu dưỡng da, nhiều da chết tích tụ lại nhưng không được loại bỏ, thời tiết khô lạnh làm giảm hoạt động của sợi bã nhờn.

7 cách điều trị khô da chân tại nhà hiệu quả

Phương pháp “chải khô” cho chân

Chải khô là phương pháp giúp loại bỏ lớp da chết và cải thiện lưu thông tuần hoàn máu hiệu quả (nguồn: internet)

Một trong những cách bạn có thể thực hiện mỗi ngày là dùng phương pháp chải khô chân. Theo bác sĩ da liễu Vargas, việc dùng bàn chải chà lên toàn thân sẽ giúp cải thiện lượng máu, giúp da khỏe hơn và quan trọng nhất có thể kích thích sản sinh collagen. Và việc chải chân đều đặn hỗ trợ “đánh bật” các lớp da chết, bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trên da cả ngày dài.

Phương pháp này nên áp dụng bằng cách “chải khô” có nghĩa là chải trên nền da trước khi cho nước vào. Khi chải khô hãy hướng bàn chải lên phía trên để tránh da bị chảy xệ và lão hóa. Ngoài ra, với các bạn có làn da chân nhạy cảm, nên chọn bàn chải có đầu silicon mềm mại, hoặc có thể thay thế bằng bông xơ mướp để giảm ma sát.

Tẩy da chết vật lý với các hạt scrubs

Bạn có thể dùng các hạt scrubs để loại bỏ lớp sừng dày và trả lại bạn làn da mịn màng (nguồn: internet)

Điều khiến bạn bất ngờ chỉ sau lần đầu tiên áp dụng, chắc chắn là tẩy da chết vật lý cho chân. Các thành phần được rất nhiều cô nàng yêu thích và cho kết quả rất tốt như đường, cà phê, bột đậu đỏ. Bạn có thể tự thực hiện các công thức tẩy da chết của riêng mình, ví dụ pha đường với một ít dầu dừa để làm ẩm da và giảm trầy xước. Hoặc có thể dùng sữa tươi kết hợp bột đậu đỏ để dưỡng ẩm và làm sáng da.

Sponsor

Vào mùa hè bạn thể tẩy da chết vật lý 2 lần mỗi tuần và mùa đông chỉ nên 1 lần mỗi tuần. Sau khi tẩy da chết đừng quên chống nắng cho body vào ngày hôm sau, và dưỡng ẩm ngay sau đó. Không nên tẩy da chết ít nhất 3 đến 5 ngày trước khi đi biển hoặc hoạt động ngoài trời với cường độ tia UV cao nhé.

Hãy chuyển sang dùng dầu dưỡng da ngay hôm nay

Dùng dầu dưỡng sẽ làm tăng hiệu quả cấp ẩm giúp vùng da chân trở nên mềm mại và mịn màng hơn bao giờ hết (nguồn: internet)

Sau khi làm sạch cơ thể bạn có thể dùng dầu dưỡng ẩm thay thế cho kem dưỡng ngay sau đó. Dầu dưỡng là giải pháp mang lại độ ẩm sâu hơn, làm mềm da nhanh chóng và tạo lớp màng ngăn chặn hơi nước bị thoát ra bên ngoài. Hãy chọn các loại dầu dưỡng mỏng nhẹ, thấm nhanh để không tạo cảm giác nhờn rít hay khó chịu. Một mẹo nhỏ giúp chăm sóc da chân khô hiệu quả hơn với dầu dưỡng, đó là hãy cho vài giọt dầu dưỡng vào cùng sữa tắm. Điều này sẽ đảm bảo cho da không bị mất đi lớp dầu tự nhiên, da vẫn giữ được độ ẩm tốt nhất và sẵn sàng cho các bước dưỡng da ngay sau đó.

Sponsor

Chọn thành phần Salicylic Acid (BHA)

BHA có thể giúp bạn loại bỏ da chết đi hiệu quả, đồng thời tái tạo tế bào mới khỏe mạnh hơn (nguồn: internet)

Bạn không nghe nhầm đâu, bạn hoàn toàn có thể dùng BHA để cải thiện tình trạng da chân bị khô. Bởi BHA là thành phần tẩy da chết hóa học rất tuyệt vời, không chỉ loại bỏ các lớp sừng dày chưa được bong tróc, còn giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, cải thiện tình trạng viêm nang lông (thường xảy ra sau khi cạo lông chân kèm theo khô da). Nhưng nếu bạn lo lắng hoặc không phù hợp với BHA, có thể chuyển sang dùng Lactic Acid – đây là một dạng AHA rất dịu nhẹ, vừa tẩy chết tốt vừa tăng cường độ ẩm.

Đừng quên bôi kem dưỡng thể

Kem dưỡng là bước rất quan trọng để cải thiện tình trạng khô da chân rõ rệt (nguồn: internet)

Sử dụng kem dưỡng thể dành cho body là một bước cần phải có để cải thiện tình trạng da chân bị khô. Bởi các thành phần dưỡng ẩm như Ceramides, Peptides, Panthenol, Hyaluronic Acid, Vitamin E,… là rất cần thiết để phục hồi lại hàng rào bảo vệ da. Bên cạnh đó dưỡng ẩm thường xuyên chắc chắn sẽ cải thiện được tình trạng khô da đang gặp phải. Dưỡng ẩm còn là bí quyết giúp đôi chân trở nên trắng sáng mịn màng hơn bao giờ hết. Hãy apply kem dưỡng ẩm vào 2 buổi sáng và tối, và nên dùng ngay sau khi tắm.

Dành nhiều thời gian chăm sóc da chân ngay khi tắm

Bạn có thể áp dụng cả phương pháp chải khô, tẩy tế bào chết trong cùng một bước khi tắm (nguồn: internet)

Xuyên suốt cả quá trình tắm và làm sạch cho cơ thể, đây cũng là thời điểm lý tưởng nhất để bạn bắt đầu chăm sóc toàn diện cho đôi chân đang bị khô và bong tróc đấy. Bạn hãy chọn các loại sữa tắm có tính dịu nhẹ và an toàn cho làn da, chọn công thức dạng gel hoặc dạng lotion để tăng hiệu quả cấp ẩm tốt hơn, độ pH trung tính từ 5.5 đến 6.0 để không làm khô da. Bên cạnh đó nên tránh các thành phần như cồn khô, chất bảo quản trong sữa tắm. Đôi khi bạn có thể chuyển sang các loại sữa tắm dành cho em bé, như thế sẽ rất dịu nhẹ cho làn da của bản thân.

Sponsor

Ngâm chân với các loại thảo dược

Ngâm chân cùng với thảo dược giúp da được mềm mại hơn và giảm nứt nẻ (nguồn: internet)

Phương pháp ngâm chân với thảo dược sẽ rất thích hợp với các bạn bị khô ở vùng bàn chân, kẽ ngón chân. Các thành phần thảo dược như ngải cứu, tinh dầu bạc hà, tinh dầu lavender, tinh dầu sả chanh, hoặc muối hồng,… vừa đem đến cảm giác thư giãn vừa cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, đưa được nhiều dưỡng chất đến nuôi các tế bào của cơ thể. Nên ngâm chân với nước ấm là tốt nhất. Tuy nhiên không nên ngâm chân nếu bạn đang gặp các vấn đề như nấm bàn chân, đái tháo đường,…

Cách phòng ngừa khô da chân

Hãy chăm sóc đôi chân thật tốt để có được một làn da khỏe mạnh (nguồn: internet)

Ngoài việc áp dụng 7 cách trị khô da chân đã được đề cập, các bạn nên chủ động phòng ngừa ngay từ sớm để da chân không bị khô nữa nhé. Đầu tiên là cần giữ vệ sinh cho đôi chân thật sạch sẽ, dùng sữa tắm nhẹ nhàng để làm sạch, tẩy da chết đều đặn 2 lần mỗi tuần và đừng quên dưỡng ẩm cho da chân ngay sau đó. Nếu thuộc tuýp da nhạy cảm, các loại kem dưỡng body nên tránh các thành phần như cồn khô, hương liệu, chất tạo màu, parabens.

Khi tắm hãy chú ý đến lượng nước, hãy dùng nước ấm hay vì nước nóng để không làm mất lớp dầu tự nhiên. Ngoài ra để tránh khô ở lòng và mu bàn chân nên mang giày dép vừa vặn với kích thước. Hãy chăm sóc da chân dịu nhẹ giống như da mặt, chắc chắn bạn sẽ có được đôi chân thật mềm mại và trắng sáng rạng ngời luôn đấy nhé.

Khô da chân là tình trạng rất phổ biến và nếu không biết cách chăm sóc đúng cách sẽ khiến cho đôi chân trở nên thô ráp, sần sùi và kém mịn màng. Chắc hẳn đây là điều mà không cô nàng nào đều mong muốn. HI vọng với 7 cách điều trị khô da chân trong bài viết hôm nay, Beaudy.vn đã mang lại thật nhiều thông tin có giá trị giúp các cô nàng có được đôi chân mềm mại, mịn màng và sáng khỏe hơn từng ngày. Hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề sắp tới, Beaudy.vn chân thành cảm ơn vì các bạn đã luôn đồng hành.

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

  1. Các bạn thấy sao về bài viết này? Mình rất mong nhận được sự phản hồi từ các bạn.

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version