Nỗi ám ảnh của các cô nàng có làn da khô chính là tình trạng bong tróc, nứt nẻ đặc biệt là làm cho nền makeup dầy cộm và không tự nhiên. Nguyên nhân thường gặp nhất đó chính bạn đã bỏ qua các sản phẩm tẩy tế bào chết. Vậy để khắc phục các nhược điểm kể trên các cô nàng nên bổ sung thêm bước tẩy da chết trong chu trình dưỡng da. Vậy da khô nên dùng tẩy tế bào chết nào mới phù hợp? Bài viết hôm nay của mình sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách lựa chọn tẩy tế bào chết dành cho da khô như thế nào? Cùng mình tìm hiểu ngay nhé!
- Da khô là gì? Các đặc tính của làn da khô
- Da khô nên dùng tẩy tế bào chết nào?
- Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho da khô
- Tẩy tế bào chết vật lý ít hạt cho da khô
- Tẩy da chết hóa học nồng độ thấp cho da khô
- Thành phần tẩy tế bào chết tối ưu cho da khô
- Thành phần tẩy tế bào chết nên tránh cho da khô
- Lưu ý khi sử dụng tẩy tế bào chết cho da khô
Da khô là gì? Các đặc tính của làn da khô
Da khô là loại loại da cơ bản nên có rất nhiều người gặp phải tình trạng da này. Sở dĩ da khô là do thiếu nước ở lớp biểu bì, dưới bề mặt da và trên da có rất ít tuyến nhờn hoạt động. Có lẽ chính vì vậy mà những người có làn da khô rất dễ gặp tình trạng bong tróc, khô ráp đặc biệt là mùa khô.
- Da khô rất dễ gặp tình trạng bong tróc, da mặt khô căng.
- Khi thời tiết thiếu ẩm, da khô rất dễ mất nước, nứt nẻ trên da.
- Làn da khô thường thiếu sức sống, màu sẫm hơn do da chết tích tụ nhiều hơn.
- Lỗ chân lông khá nhỏ, tuyến bã nhờn không hoạt động quá nhiều.
- Tình trạng lão hóa da trên da khô đến nhanh hơn so với các loại da khác nên nếp nhăn cũng xuất hiện sớm hơn.
- Rất dễ kích ứng, khô da sau khi làm sạch.
Trên thị trường hiện nay nổi bật nhất là hai loại tẩy da chết là tẩy da chết hóa học và tẩy da chết vật lý. Tùy thuộc vào mỗi loại tẩy tế bào chết sẽ phù hợp với từng loại da khác nhau:
- Tẩy da chết vật lý: tuy có khả năng tác động và lấy đi lớp da chết hiệu quả nhưng những tác động này lại có nguy cơ khiến da tổn thương. Vì vậy mà dạng này không quá phù hợp với làn da khô dễ bong tróc và kích ứng.
- Tẩy tế bào chết hóa học: ngược lại, dạng tẩy da chết này lại nhẹ nhàng hơn rất nhiều và không gây ra tổn thương quá nhiều lên da. Vì vậy, dạng hóa học khá phù hợp với da khô. Tuy nhiên, bạn cần chú ý nồng độ khi sử dụng để tránh tình trạng kích ứng.
Da khô nên dùng tẩy tế bào chết nào?
Vì tuyến bã nhờn trên da khô hoạt động yếu hơn da dầu nên tình trạng bong tróc cũng xảy ra thường xuyên hơn. Điều này khiến da khô xỉn màu, lão hóa nhanh hơn, da thường xuyên thô ráp, sần sùi. Đó là lý do mà da khô cần tẩy da chết để da mịn màng, ẩm mịn hơn. Với các sản phẩm tẩy da chết cho da khô cần đáp ứng các yếu tố như: lấy đi lớp da chết nhẹ nhàng, duy trì độ ẩm sau khi tẩy, không gây tổn thương cho da.
Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho da khô
Da khô là loại da rất dễ khô và đỏ rát nên các sản phẩm làm sạch như tẩy da chết phải thật nhẹ nhàng trên da. Nếu sản phẩm tẩy da chết quá mạnh sẽ trực tiếp tổn thương đến lớp biểu bì của da khiến da khô trở nên khô căng hơn. Vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm tẩy da chết cho da khô bạn cần ưu tiên các sản phẩm có độ làm sạch nhẹ nhàng, hiệu quả cho da.
Tẩy tế bào chết vật lý ít hạt cho da khô
Các hạt nhỏ li ti trong các sản phẩm tẩy da chết có công dụng lấy đi lớp da chết vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, với da khô lớp hạt này lại có nguy cơ gây xước, tổn thương trên da. Không chỉ vậy, khả năng làm sạch của những sản phẩm chứa hạt rất lớn sẽ khiến da khô trở nên khô căng hơn rất nhiều. Vậy nên, bạn nên chọn các sản phẩm có chứa hạt siêu mịn hoặc không chứa hạt như các loại tẩy da chết sinh học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Tẩy da chết hóa học nồng độ thấp cho da khô
Các sản phẩm tẩy da chết hóa học không sử dụng lực trực tiếp tác động lên da là những sản phẩm vô cùng phù hợp với da khô. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn nồng độ thấp nhất để tránh kích ứng hoặc tình trạng khô da khi lần đầu sử dụng. Bạn cần chú ý ưu tiên các thành phần có khả năng dưỡng ẩm đi kèm để giúp hạn chế khô da và kích ứng.
Thành phần tẩy tế bào chết tối ưu cho da khô
AHA (Axit Alpha Hydroxy)
Trong các sản phẩm tẩy da chết hóa học, AHA và BHA là hai thành phần phổ biến nhất. Tuy nhiên, so với BHA thì các hoạt chất AHA có độ dịu nhẹ hơn, phù hợp hơn với những làn da dễ gặp kích ứng, bong tróc.
- Glycolic acid: thành phần phổ biến nhất trong nhóm AHA, giúp lấy đi lớp da chết nhẹ nhàng trên da mà vẫn duy trì độ ẩm mịn tự nhiên trên da nhờ quá trình hydrat hóa.
- Lactic acid: thuộc nhóm AHA nhưng kích thước phân tử của hoạt chất này lớn hơn nên không tác động quá sâu vào da. Với nồng độ 5% trở lên Lactic acid giúp lấy đi lớp da chết hiệu quả mà không gây ra hiện tượng bong tróc trên da.
- Malic acid: mang lại khả năng tẩy da chết khá tốt, đặc biệt khi kết hợp với Glycolic và Lactic acid hiệu quả sẽ được tăng lên rất nhiều.
Ngoài ra, AHA còn có các thành phần khác như: Tartaric acid, Citric acid, Mandelic acid đều là những thành phần có khả năng tẩy da chết hiệu quả mà không gây kích ứng hay bong tróc trên da.
Các thành phần duy trì ẩm
Ngoài các thành phần có khả năng làm sạch da chết, bạn cũng cần chú ý đến các thành phần được bổ sung thêm để duy trì độ ẩm cho da.
- Hyaluronic acid: được xem là “chiến thần” cấp ẩm diêu đỉnh cho da nên khi có mặt trong các sản phẩm tẩy da chết, Hyaluronic acid sẽ giúp da duy trì độ ẩm tốt hơn, hạn chế khô hiệu quả.
- Glycerin: là thành phần xuất hiện hầu hết trong các loại mỹ phẩm với công dụng duy trì độ đảm cho da, tránh hiện tượng bong tróc hoặc khô căng khi tẩy da chết.
- Panthenol: hỗ trợ làm dịu da, làm lành vết thương và ngăn ngừa nguy cơ kích ứng.
Thành phần chiết xuất thiên nhiên
Ngoài các thành phần hóa học, bạn có thể ưu tiên các thành phần có chiết xuất từ thiên nhiên để nâng cao khả năng kháng viêm, cấp ẩm và làm dịu da cho da khô. Một vài thành phần có chiết xuất từ thiên nhiên tối ưu dành cho da dầu bạn nên biết như:
- Chiết xuất lô hội: hỗ trợ làm mềm da, cấp ẩm và làm dịu làn da khô, kích ứng.
- Chiết xuất trà xanh: Kháng viêm, tăng khả năng làm sạch trên da và hỗ trợ chống oxy hóa hiệu quả.
- Chiết xuất hạt yến mạch: giúp duy tì và củng cố hàng rào bảo vệ da, tăng cường khả năng làm sạch da chết của sản phẩm.
Thành phần tẩy tế bào chết nên tránh cho da khô
BHA
BHA là thành phần tẩy da chết hóa học cực kỳ tốt giúp mang lại hiệu quả làm sạch lớp da chết cao. Tuy nhiên, thành phần này với da khô có lẽ không quá hợp nhau. Khác với AHA, BHA mang lại khả năng tác động sâu hơn trên bề mặt da đồng nghĩa với việc tình trạng kích ứng cũng nhiều hơn. Không chỉ vậy thành phần này cò khiến da khô trở nên mẫn cảm, dễ kích ứng, thậm chí gây nên tình trạng đỏ rát, bong tróc nhiều hơn.
Hương liệu
Các sản phẩm chứa lượng lớn hương liệu sẽ làm tăng nguy cơ gây kích ứng mạnh mẽ lên da, đặc biệt là những bạn da khô nhạy cảm. Bạn có thể tránh việc kích ứng hương liệu bằng cách kiểm tra bảng thành phần hay tránh dòng chữ “Fragrance” trên bao bì.
Chất bảo quản
Là thành phần giúp tăng tuổi thọ cho các sản phẩm, tuy nhiên chất bảo quản lại là thành phần gây hại cho con người nếu tiếp xúc quá nhiều. Với làn da, chất bảo quản còn khiến da dễ kích ứng hơn đặc biệt là da khô. Vì vậy, bạn cần tránh tối đa việc sử dụng thành phần này trong các sản phẩm chăm sóc da.
Lưu ý khi sử dụng tẩy tế bào chết cho da khô
- Tần suất sử dụng tẩy da chết cho da khô tối đa 2 lần/ tuần, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ khiến da mỏng và nhạy cảm hơn.
- Tùy thuộc vào tình trạng da để lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với da.
- Với dạng tẩy da chết hóa học, bạn nên lựa chọn nồng độ thấp nhất để tránh kích ứng.
- Chú ý cấp ẩm nhanh chóng sau khi sử dụng tẩy da chết để bổ sung độ ẩm cho da.
- Cần chống nắng thật kỹ khi sử dụng tẩy tế bào chết, đặc biệt là các sản phẩm tẩy da chết hóa học.
Xem thêm các bài viết liên quan đến tẩy da chết dưới đây:
- TOP 5 sản phẩm tẩy tế bào chết cho da khô được ưa chuộng hiện nay
- Da mụn có nên tẩy tế bào chết không? Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết cho da mụn an toàn
- 10 công thức tẩy tế bào chết body tại nhà: mang đến làn da mềm mại, sáng khỏe
Hy vọng với những chia sẽ trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và hiểu rõ hơn về cách chọn sản phẩm tẩy tế bào chết cho da khô. Và đừng quên ghé thăm chúng mình thường xuyên để cập nhập thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!