Bệnh vảy nến – căn bệnh mãn tính ám ảnh với những đợt bùng phát dữ dội – luôn là nỗi lo sợ của biết bao người. Không chỉ thay đổi diện mạo, vảy nến còn gieo rắc nỗi bất an, khiến bao người phải chiến đấu với những tâm trạng lo lắng không tên. Hôm nay, Beaudy.vn sẽ cùng bạn vén màn bí ẩn xung quanh chủ đề bệnh vảy nến có hết không. Đồng thời, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết chăm sóc da tối ưu, mang đến hy vọng và sự thay đổi vượt bậc cho cuộc sống của bạn.
Bệnh vảy nến là gì – những hiểu biết cơ bản
Bệnh vảy nến là gì?

Đây là một bệnh lý da liễu mãn tính kéo dài suốt cả đời, bởi vì bệnh vảy nến liên quan đến hệ thống miễn dịch của bên trong cơ thể. Đặc điểm của bệnh vảy nến có thể tái phát nhiều lần. Ở những người bị bệnh vảy nến, hệ thống miễn dịch của họ sẽ phải làm việc rất vất vả, ngoài tấn công các tác nhân lạ như (vi khuẩn, virus), các tế bào này còn vô tình làm tổn thương những tế bào da khỏe mạnh.
Bệnh vảy nến không lây từ người sang người thông qua các tiếp xúc thông thường, nên bạn có thể yên tâm về vấn đề này. Có rất nhiều thể bệnh vảy nến khác nhau: vảy nến thể mảng (chiếm đến 80% – 90%), vảy nến thể giọt, vẩy nến thể đảo ngược, vẩy nến thể mủ,…
Triệu chứng bệnh vảy nến

Biểu hiện của bệnh vảy nến trên bề mặt da đặc trưng bởi những da màu đỏ, có ranh giới rõ ràng với các vùng da lành xung quanh. Trên mảng da đỏ đó có thêm những lớp vảy màu trắng bạc, dày và dễ bong. Đi kèm theo đó, người bệnh có các triệu chứng như ngứa, rát và đau.
Vị trí xuất hiện bệnh vảy nến cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào thể loại bệnh vảy nến đang gặp phải. Đó có thể là các vị trí như: khuỷu tay, đầu gối, vùng da đầu, vùng da dưới vú,…
Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến
Có 3 phương pháp chính được đặt ra trong điều trị bệnh vảy nến từ nhẹ đến nặng: điều trị tại chỗ, quang trị liệu, điều trị toàn thân. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ được cân nhắc dựa vào đánh giá của bác sĩ da liễu, đôi khi bạn sẽ cần kết hợp nhiều phương pháp cùng với nhau để tăng hiệu quả điều trị cũng như kiểm soát bệnh tốt nhất.
Điều trị tại chỗ: nhẹ đến trung bình

- Corticosteroid: có 3 vai trò chính là giảm ngứa, kháng viêm và ức chế hoạt động của tế bào miễn dịch quá mức.
- Dẫn xuất của vitamin D3: thường là Calcipotriol, Calcitriol để bình thường hóa tốc độ tăng sinh tế bào, giảm sừng dày.
- Chất ức chế Calcineurin: thường có trong Tacrolimus, Pimecrolimus để làm dịu các vết ban đỏ, giảm sừng vảy, thích hợp cho vùng da mỏng như mặt hay dưới vú,…
- Anthralin: ức chế sản xuất các tế bào mới, thích hợp dùng khi vảy nến thể mảng từ vừa cho đến nặng,…
- Các sản phẩm bôi thoa khác như là: kem dưỡng ẩm (làm mềm da, giảm ngứa), Retinoids (ưu tiên Tazarotene), Acid Salicylic,…
Quang trị liệu bằng ánh sáng

Tại Việt Nam bạn sẽ thấy 2 phương pháp phổ biến nhất là dùng tia UVB dải hẹp để làm chậm phát triển của tế bào da. Và tia PUVA kết hợp giữa thuốc Psoralen (tăng mức độ nhạy cảm của da với ánh sáng) và tia UVA. Mục đích của chiếu đèn ánh sáng sinh học để làm chậm lại quá trình tăng sừng hóa, giảm đóng vảy và kháng viêm.
Điều trị toàn thân

Ở những trường hợp vảy nến không thể kiểm soát bằng các phương pháp khác, các bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bằng cách dùng thuốc. Các loại thuốc đó thường là: ức chế miễn dịch như Cyclosopine, Methotrexate, hoặc Acitretin một loại Retinoids,…
Bệnh vảy nến có hết không? Lời giải đáp chân thật nhất

Hiện tại chưa có phương pháp hoàn toàn chữa khỏi bệnh vảy nến, thế nên cho đến nay bệnh vảy nến vẫn được xem là bệnh mạn tính, kéo dài suốt cả đời. Ngoài những đợt bùng phát bệnh vảy nến, quan trọng nhất là cần kiểm soát tình trạng bệnh, tránh những đợt bùng phát và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu gây ra.
Nhưng nhờ những tiến bộ khoa học nên đến ngày nay, bệnh vảy nến đã giảm đi rất nhiều so với trước, chỉ cần bạn tuân thủ đúng các phác đồ điều trị, tái khám định kỳ, bôi thoa sản phẩm đúng cách.
Cách chăm sóc da đúng cách khi mắc bệnh vảy nến

Hướng dẫn các sản phẩm chăm sóc da bôi thoa bên ngoài
- Đối với những đợt vảy nến đã ổn bạn nên dưỡng ẩm thường xuyên để giữ da luôn mềm mại, giảm khô và giảm ngứa.
- Chỉ nên tắm nước ấm nhẹ nhàng, chọn các loại muối tắm hay dầu tắm cho vào nước để tăng khả năng dưỡng ẩm, kháng khuẩn.
- Không nên gãy vì sẽ làm da bị trầy xước, từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
- Quan trọng bạn cần chọn các sản phẩm chứa thành phần giảm sừng, kháng viêm và bình thường hóa tốc độ hình thành tế bào mới như là: Retinoids, BHA, vitamin D3,… để bôi thoa.
Chế độ dinh dưỡng va thực đơn hỗ trợ
- Ngoài ra, chế độ ăn nhiều omega 3 có thể giúp kháng viêm, nhanh lành các tổn thương khi bạn bị vảy nến.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập thể dục thường xuyên, kiểm soát stress, tránh các loại rượu bia hay thuốc lá,…
- Bệnh vảy nến có thể khiến bạn lo lắng, bất an do đó cần được động viên, chia sẻ từ các bác sĩ, người nhà và bạn bè của mình.
Tuy bệnh vảy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu biết cách chăm sóc da và tăng sức đề kháng đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế đáng kể những đợt bùng phát. Bệnh vảy nến vẫn nên được điều trị, chăm sóc và theo dõi bởi các bác sĩ da liễu là tốt nhất. Thông tin trong bài viết hôm nay Beaudy.vn muốn gửi gắm thêm thông điệp và góc nhìn về bệnh vảy nến. Hơn hết, Beaudy.vn chân thành cảm ơn vì bạn đã theo dõi và chúc các bạn có được sức khỏe tốt, làn da đẹp nhé!
Các bạn có thể chia sẻ ý kiến về bài viết ở phần bình luận phía dưới, mình rất mong muốn được đón nhận ý kiến của các bạn!