Trong thai kỳ, cơ thể phụ nữ trải qua những thay đổi lớn về nội tiết tố và thể chất, điều này có thể khiến làn da trở nên rạng rỡ hơn hoặc gặp phải các vấn đề không mong muốn. Sự biến động hormone gây mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến những thay đổi rõ rệt trên da. Nhiều mẹ bầu nhận thấy da mình sạm màu hơn, xuất hiện mụn viêm hoặc vết rạn khó chịu. Nhưng đừng lo lắng, hãy cùng Beaudy.vn khám phá 5 vấn đề da khi mang thai và giải pháp dưỡng da an toàn nhé!
Mang thai ảnh hưởng đến làn da như thế nào?
Các vấn đề sạm, nám, tàn nhang và hơn thế nữa sẽ luôn luôn có mặt trong quá trình mang thai, nếu bạn không phòng ngừa sớm từ ban đầu. Mang thai không chỉ là quá trình phát triển về thể chất của người bên ngoài, mà còn những biến đổi của hormone trong cơ thể qua thời gian dài và tác động đến làn da. Cùng với đó, khi mang thai các mẹ bầu còn chịu nhiều tác động liên tục từ yếu tố môi trường, căng thẳng và di truyền.
Thế nhưng có một sự thật là không phải bất kỳ cô nàng nào khi mang thai thì da cũng tệ đi, xấu hơn. Mà song song với đó, sẽ có những cô nàng bất ngờ bởi thay đổi quan trọng là làn da trẻ trung, tươi sáng và hồng hào căng mịn. Do đó, khi tìm hiểu kỹ hơn các cô nàng sẽ thấy làn da và thai kỳ có mối liên hệ mật thiết và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
5 vấn đề da khi mang thai thường gặp và giải pháp chăm sóc da
Tăng sắc tố: nám và tàn nhang khi mang thai
Trong thai kỳ 2 loại hormone chịu sự thay đổi nhiều nhất là: Estrogen và Progesterone. Chúng ảnh hưởng toàn diện lên làn da bằng cách kích thích sản sinh tế bào melanocytes sản sinh melanin. Nhưng đặc biệt là không làm tăng lượng tế bào melanocytes nên các cô nàng sẽ thấy tình trạng nám dai dẳng ở một vài mẹ bầu, nhưng có thể sau khi sinh thì sẽ hết na,.
Nám, tàn nhang, đồi mồi có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, do hormone đi vào máu đến khắp mọi nơi. Do đó, những vị trí như mặt, ngực, lưng, mông, bụng và cơ quan sinh dục đều có đen sậm màu đi trông thấy. Và nếu ở vài nơi như mặt và cổ thường xuyên tiếp xúc với tia UV thì sẽ càng tăng sắc tố nặng hơn nữa.
Do đó, để cải thiện tình trạng và ngăn ngừa tăng sắc tố da các cô nàng cần phải chọn các thành phần ức chế sản sinh melanin (theo chỉ định của bác sĩ, vì mang thai sẽ có những hoạt chất cấm không dùng được), bôi kem chống nắng vật lý, kết hợp với việc che chắn trước tia UV bằng cách đội mũ rộng vành, đeo kính râm, mang ô hoặc quần áo chống nắng,…
Da khô và nứt nẻ
Một vấn đề da khi mang thai khác cũng thường xuyên xuất hiện, đó là khô da và nứt nẻ. Điều này được giải thích là vì các hormone thay đổi, kéo theo giảm tiết dầu trên bề mặt da, khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên và thiếu lớp màng ẩm bảo vệ. Ở những vùng da có xu hướng dễ bị khô như: ngực, bụng, khuỷu tay, đầu gối, bàn chân thì các dễ bị khô, nứt nẻ và bong tróc nặng.
Chính vì thế, bạn cần phải dưỡng ẩm cho da trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là bổ sung các hoạt chất có Ceramides và Hyaluronic Axit. Xây dựng thói quen bảo vệ da bằng cách tránh tắm nước nóng để không làm mất đi lớp lipid sẵn có. Và có thể dùng dầu dưỡng từ thiên nhiên như: dầu jojoba, dầu dừa và dầu bơ hạt mỡ để phòng ngừa mất nước có thể xảy ra.
Mụn và viêm nang lông
Thêm một vấn đề da khi mang thai gây khó chịu cho rất nhiều cô nàng, đó là mụn và viêm nang lông. Thế nhưng, nếu bạn đang gặp tình trạng mụn tuổi dậy thì, mụn nội tiết thì khi mang thai các nhóm mụn này sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, mụn trứng cá rất dễ xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ ba (ba tháng cuối của thai kỳ). Việc điều trị mụn ở phụ nữ mang thai rất phức tạp, bởi bất kỳ hoạt chất nào bôi lên da đều có thể hấp thụ dù chỉ là một lượng nhỏ.
Do đó, hoạt chất để hỗ trợ trị mụn trong giai đoạn này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu, hoặc bác sĩ sản khoa. Một vài thành phần khuyến cáo có thể sử dụng ở một liều lượng nhỏ để cải thiện mụn như: AHA (Glycolic Axit) nồng độ thấp, Benzoyl Peroxide dùng chấm mụn với lượng ít, Azelaic Axit, Niacinamide… Và tránh hẳn các thành phần thuộc nhóm Retinoids như: Retinol, Tretinoin, Adapalene, Tazarotene khi mang thai nhé!
Xuất hiện rạn da
Ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, khi sự phát triển của cân nặng gần như đạt đỉnh sẽ làm các lớp cơ căng giãn đột ngột không thích ứng kịp. Chính vì thế, các loại collagen và elastin đứt gãy làm mất đi tính đàn hồi và độ bền từ đó gây ra rạn da đáng kể. Cùng với đó hormone cortisol làm giảm khả năng tổng hợp collagen khiến da càng thiếu hụt.
Chính vì thế, nếu biết được tình trạng rạn da có thể xuất hiện. Nhiều cô nàng đã bắt đầu dưỡng ẩm cho da bằng các loại dầu dưỡng ẩm ngay từ sớm, học cách massage da bụng để giúp da săn chắc hơn, kết hợp với bác sĩ để kiểm soát cân nặng vừa tốt cho cả mẹ và bé khi mang thai.
Làn da trở nên đẹp và tươi sáng rạng ngời
Cũng có nhiều cô nàng phải thốt lên và ngỡ ngàng vì khi mang thai làn da trở nên đẹp hơn, da không chỉ hết mụn mà còn tươi sáng rạng ngời. Đó là vì mang thai làm tăng thể tích máu và estrogen trong cơ thể, dẫn đến tế bào da được nuôi dưỡng và cung cấp oxy nhiều hơn. Không chỉ có thể, các cô nàng còn cảm thấy: môi căng mọng hồng hào, tóc dày và bớt gãy rụng, móng tay móng chân chắc khỏe, và có thể cải thiện các những triệu chứng của vảy nến hay viêm da cơ địa,…
Đây được gọi là hiện tượng Pregnancy Glow, là niềm mơ ước của biết bao cô nàng. Bên cạnh đó, hãy duy trì thói quen tốt trong cuộc sống như ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ, giảm căng thẳng và stress trong cuộc sống.
Sự thay đổi liên tục trong quá trình mang thai không chỉ về hình thể bên ngoài mà đến làn da cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Nếu không biết cách chăm sóc da đủ tốt có thể gây ra nhiều vấn đề da như: sạm, nám, tàn nhang, đặc biệt các vết rạn da dễ hình thành và tồn tại về sau đó. Hi vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết hôm nay, Beaudy.vn đã giúp các cô nàng nhận ra được 5 vấn đề da khi mang thai phổ biến nhất và cách chăm sóc da phù hợp. Beaudy.vn chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong các chủ đề sắp tới nhé!
Bạn có những ý kiến gì về bài viết này? Hãy để lại bình luận giúp mình nhé.