Isopropyl Myristate, Laureth-4, Alcohol (cồn khô), Fragrance (hương liệu), Parabens,… là các thành phần thường xuyên có trong mỹ phẩm chăm sóc da. Nhưng ít cô nàng biết rằng đây những “thủ phạm” tiềm ẩn nguy cơ gây mụn, gây bít tắc lỗ chân lông kéo dài nếu không biết cách sử dụng đúng cách. Hãy cùng Beaudy.vn kiểm tra tất tần tật 10 thành phần gây mụn trong mỹ phẩm có thể đang có mặt trong tủ đồ skincare của bạn đấy nhé.

Sponsor

Isopropyl Myristate

Là thành phần được cấu tạo từ este của rượu Isopropanol và Axit Myristic. Được xếp vào nhóm nguy cơ hàng đầu gây tắc nghẽn cổ nang lông. Đặc tính của hoạt chất giúp kết cấu mỹ phẩm trở nên mềm dẻo giúp dễ dàng apply sản phẩm, tạo cảm giác mềm mại sau khi dùng. Nên thích hợp cho các bạn có da khô, da thiếu ẩm nhiều hơn do tuyến bã nhờn ít hoạt động.

thanh phan gay mun 10 37033794
Thành phần gây mụn: Isopropyl Myristate (nguồn: internet)

Tuy nhiên thành phần Isopropyl Myristate không có hại về mặt sức khỏe, chỉ không phù hợp đối với tình trạng da dầu, dễ bít tắc lỗ chân lông. Cảm giác da dầu khi dùng sẽ có làm màng bao phủ lên trên, tạo cảm giác nhờn rít, khó chịu.

Laureth – 4

Thường có mặt trong các sản phẩm làm sạch như sữa rửa mặt, dầu gội, chất tẩy rửa, các sản phẩm làm trắng sáng da. Nếu chỉ sử dụng ở dạng mỹ phẩm “leave-on” (rửa trôi) sẽ rất ít nguy cơ gây mụn trứng cá hay bít tắc cổ nang lông. Tuy nhiên nếu dùng ở dạng cream, sáp dưỡng da sẽ rất dễ làm mụn bùng phát.

Thành phần gây mụn: Laureth – 4 (nguồn: internet)

Nguyên nhân do Laureth – 4 là chất làm đặc, làm dung dịch từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn giúp làm mềm da rất tốt nhưng dễ gây bít tắc lỗ chân lông. Vì thế cần tránh đối với các bạn da có nhiều dầu, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Thích hợp cho tình trạng da khô, đặc biệt ở vùng da dễ bong tróc, nứt nẻ.

Acid Myristic

Đây là một dạng axit béo bão hòa có nguồn gốc trong dầu dừa, dầu cọ. Được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm rửa trôi và làm sạch nhờ khả năng loại bỏ bụi bẩn rất tốt. Giống như Laureth – 4 nếu chỉ sử dụng trong các sản phẩm sữa rửa mặt, tẩy da chết sẽ giúp da thoáng mịn và ít nguy cơ gây mụn.

Ngược lại nếu sử dụng cho tình trạng da dầu, cơ địa dễ bít tắc lỗ chân lông sẽ làm tăng nguy cơ khiến da nổi mụn khó kiểm soát.

Sponsor
Thành phần gây mụn Acid Myristic (nguồn: internet)

Oleic 3

Ngược lại Oleic 3 là chất béo không bão hòa tồn tại từ dạng thể lỏng đến thể rắn tùy vào đơn vị cao hay thấp (càng cao sẽ càng đặc càng có tính dưỡng ẩm nhưng cũng dễ gây bí da, tạo cảm giác nhờn dính). Thành phần có khả năng gây mụn cho da dầu, da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Vì thế sẽ thích hợp cho tình trạng da khô, hoặc da môi bong tróc, da nứt nẻ ở gót chân hay khuỷu tay.

Thành phần gây mụn: Oleic 3 (nguồn: internet)
Sponsor

Cồn khô

Trong mỹ phẩm có 2 dạng là cồn béo (không gây hại) và cồn khô (có thể gây mụn tùy vào từng tình trạng da):

  • Cồn béo: Cetyl Alcohol, Stearyl Alcohol, Behenyl Alcohol, Lanolin Alcohol, Cetearyl Alcohol,…
  • Cồn khô: Alcohol, Ethanol, Methanol, Isopropyl Alcohol, Denatured Alcohol, Alcohol Denat, Ethyl Alcohol, Methyl Alcohol, Polyvinyl Alcohol, Benzyl Alcohol,…

Cồn trong mỹ phẩm có tác dụng diệt khuẩn, làm tăng khả năng thẩm thấu của các hoạt chất như: BHA, Retinol, Tretinoin, tăng khả năng dung nạp của màng lọc chống nắng,… Vì thế cồn khô rất thích hợp cho da dầu, da hỗn hợp, da có lỗ chân lông dễ bị bít tắc.

Thành phần gây mụn: Cồn khô (nguồn: internet)

Nhưng cồn khô có thể làm độ ẩm của da bị mất đi, làm da khô trở nên khô hơn và có thể gây kích ứng với da nhạy cảm. Vì thế khi sử dụng cồn khô nên cân nhắc tùy vào tình trạng da, khả năng kích ứng và patch – test trước khi sử dụng.

Hương liệu (Fragrance/Perfume)

Hương liệu trong mỹ phẩm giúp tạo cảm giác thư giãn, giảm mùi hóa học có trong sản phẩm dưỡng da. Tuy nhiên thành phần cấu tạo nên hương liệu rất phức tạp có thể do nhiều chất cùng tạo thành. Nên hương liệu có thể gây kích ứng da, đặc biệt các bạn có làn da nhạy cảm.

Thành phần gây mụn: Hương liệu (Fragrance/Perfume) (nguồn: internet)
Sponsor

Tuy nhiên hiện nay độ tinh khiết của hương liệu trong sản phẩm ngày càng cải tiến, hạn chế tình trạng kích ứng da. Vì thế để an toàn cho da, tạo cảm giác thư giãn và dễ chịu khi dùng mỹ phẩm nên cân nhắc sản phẩm có hương liệu ở gần cuối bảng thành phần (càng về cuối thành phần nồng độ sẽ càng thấp).

Citrus Acid

Bao gồm các nhóm chanh, bưởi, cam, quýt,… đây là các thành phần tự nhiên thường có dưới dạng Citrus Acid, Citric Acid. Bổ sung nhóm hoạt chất này trong mỹ phẩm sẽ giúp cân bằng độ pH, giảm tính kiềm trong sản phẩm đặc biệt ở sữa rửa mặt, ngoài ra có thể tăng khả năng chống oxy hóa (thực tế nghiên cứu này tương đối ít).

Thành phần gây mụn: Citrus Acid (nguồn: internet)

Citrus Acid được xếp vào thành phần có thể gây mụn, đặc biệt ở tình trạng da rất nhạy cảm. Đối với da bình thường, da khỏe thường rất ít tình trạng kích ứng.

Sílicone

Silicone là thành phần chủ đạo trong mỹ phẩm đặc biệt ở các sản phẩm chăm sóc tóc, dầu dưỡng, kem dưỡng ẩm,… Vì Silicone sẽ giúp tăng cảm giác mướt mịn, đồng thời dưỡng ẩm cho da rất tốt, tạo màng ẩm ngăn thoát hơi nước. Nên silicone sẽ là chân ái với da khô, da dễ bong tróc.

Đối với da dầu nên hạn chế Silicone ở các dạng như: Dimethicone, Cetearyl Methicone, Cyclomethicone,… vì dễ gây bít tắc lỗ chân lông và có thể gây mụn ẩn, mụn đầu trắng với tình trạng da này.

Sponsor
Thành phần gây mụn: silicone (nguồn: internet)

Paraben

Đây là chất bảo quản thường thấy trong mỹ phẩm giúp tăng thời hạn và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, đặc biệt thường có trong mỹ phẩm dung tích lớn. Tuy nhiên Paraben có thể gây mẫn cảm, kích ứng, dễ nổi mụn và không phù hợp cho phụ nữ đang mang thai.

Thành phần gây mụn: Paraben (Nguồn: internet)

Dầu khoáng (Petrolatum/Mineral Oil)

Tương tự như các thành phần cấp ẩm – dầu khoáng rất thích hợp cho tình trạng da thiếu nước, da thiếu ẩm, da khô nhờ khả năng dưỡng ẩm rất tốt. Tuy nhiên lại là nỗi ám ảnh với da dầu mụn vì tạo cảm giác nhờn rít, bết dính và không thoải mái khi dùng.

Thành phần gây mụn: dầu khoáng (nguồn: internet)

Thế là bài viết đến đây đã kết thúc, hi vọng bài tóm tắt cơ bản về 10 thành phần gây mụn trong mỹ phẩm đã giúp các bạn có thêm thông tin bổ ích. Đừng quên ghé thăm Beaudy.vn để đón xem các bài viết làm đẹp sắp tới và hẹn gặp lại các bạn nhé trong các chủ đề sắp tới nhé, cảm ơn các bạn.

Sponsor
Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 phản hồi

  1. Các bạn có suy nghĩ gì về bài viết này? Hãy bình luận ngay để chúng ta cùng thảo luận nhé!

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version