Sỡ hữu một diện mạo xinh đẹp, hoàn hảo là điều mà bất cứ cô nàng nào cũng ao ước. Và vì thế nhiều chị em đã tìm đến các phương pháp thẩm mỹ để hiện thực hóa ước mơ “xinh đẹp” của mình và một trong những giải pháp thẩm mỹ được nhiều lựa chọn nhất hiện nay phải kể đến là nâng mũi. Nếu bạn đang có ý định nâng mũi và đang tìm kiếm những thông tin cần thiết thì hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Sponsor

Nâng mũi là gì?

Nâng mũi là một biện pháp có sự can thiệp từ công nghệ thẩm mỹ, giúp thay đổi kiểu dáng, kích thước của mũi. Biện pháp này không những hỗ trợ cải thiện hệ hô hấp, chỉnh sửa lại những chiếc mũi bị biến dạng do chấn thương, dị tật mà nó còn giúp các nàng có được một diện mạo hoàn hảo như ý muốn.

Nâng mũi không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam (Nguồn: Internet)
Nâng mũi không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam (Nguồn: Internet)

Nâng mũi chính là một giải pháp hiệu quả cho các đối tượng thường xuyên tự ti vì có chiếc mũi quá to, những đối tượng có cấu trúc mũi hẹp ảnh hưởng sức khỏe, mũi bị dị tật bẩm sinh, người có những dáng mũi xấu có thể ảnh hưởng đến tài vận theo nhân tướng học…

5 Phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều cách lựa chọn phương pháp nâng mũi khác nhau. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn bạn 5 phương pháp nâng mũi phổ biến nhất hiện nay mà được nhiều cô nàng lựa chọn, kiểm chứng và cho kết quả cụ thể. Mỗi phương pháp sẽ có từng ưu điểm, nhược điểm khác nhau hãy cùng mình tìm hiểu thật chi tiết để cân nhắc xem bạn phù hợp nhất với cách nâng mũi nào nhe.

1. Phương pháp nâng mũi bằng bó chỉ

Đây là phương pháp không cần sự can thiệp của dao kéo, bác sĩ sẽ chỉ dùng kim tiêm để đưa các bó chỉ vào mũi của bạn để tiến hành nâng mũi. Tiếp theo các sợi chỉ sẽ được cố định vào mô và cơ nhằm kéo cao cho phần sống và phần đầu mũi.

Phương pháp nâng mũi bằng chỉ không cần phẫu thuật (nguồn: internet)

Ưu điểm

  • Điểm cộng đầu tiên cho biện pháp này là bạn không cần sự tác động của dao kéo. Nên chỉ cần gây tê.
  • Các sợi chỉ tự tiêu tán trong một thời gian nhất định, không cần phẫu thuật lại.
  • Thời gian nâng mũi và phục hồi nhanh không cần nghỉ ngơi.
  • Chi phí thấp hơn so với phẫu thuật nâng mũi.

Nhược điểm

  • Chỉ thích hợp cải thiện khuyết điểm cho các đối tượng có đầu mũi tròn hoặc sống mũi thấp vừa.
  • Không thể cải thiện ở phần cánh và các đầu mũi ngắn hoặc đầu mũi quá to.
  • Có thể gây dị ứng nếu đối tượng có làn da không thích hợp với loại chỉ sử dụng.
  • Do chỉ sẽ tự tiêu tán theo thời gian nên thời gian duy trì khá ngắn.

2. Phương pháp nâng mũi bằng tiêm chất làm đầy

Chất làm đầy hay còn gọi là filler. Chất làm đầy này có thành phần chính là HA (Hyaluronic Acid). Phương pháp này các bác sĩ sẽ tiêm filler vào mũi của bạn để thay đổi kiểu dáng, nâng cao sống và phần đầu mũi.

Phương pháp nâng mũi bằng tiêm chất làm đầy (Nguồn: Internet)
Sponsor

Ưu điểm

  • Thời gian tiêm filler không lâu chỉ mất từ 10 – 15 phút.
  • Biện pháp không cần sự can thiệp của dao kéo nên giảm được thời gian nghỉ ngơi.
  • Số tiền phải bỏ ra khi tiêm filler thường thấp hơn so với phương pháp phẫu thuật.
  • Nếu bạn không hài lòng có thể tiêm filler làm tan.
  • Có thể giữ đến 3 năm hoặc hơn tùy loại chất làm đầy và tùy vào da.

Nhược điểm

  • Giống với sử dụng chỉ, tiêm filler chỉ có thể không thể tác động lên phần cánh hoặc đầu mũi quá to….
  • Thời gian duy trì có thể ngắn hơn do bị đào thải trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  • Có thể gây ra một số biến chứng như gây bầm tím, nhiễm trùng, sưng….

3. Nâng mũi bằng phương pháp bọc sụn

Nâng mũi bọc sụn được thực hiện bằng cách dùng chính sụn mũi của bản thân tại vùng tai, sườn… Trước khi thực hiện nâng mũi, bác sĩ sẽ lót một lớp Megaderm ở phần ngoài của mũi và đầu mũi. Lớp Megaderm này sẽ giúp mũi có dáng S line tự nhiên, nhẹ nhàng, thanh tú hơn.

Nâng mũi bằng phương pháp bọc sụn (Nguồn: Internet)

Ưu điểm

  • Do nguyên liệu là phần sụn tự thân nên sẽ có độ tương thích hài hòa với cơ thể và an toàn hơn.
  • Dáng mũi tự nhiên, mềm mại hơn.
  • Ít gây dị ứng và hiện tượng đào thải khỏi cơ thể.
  • Phần sụn được lắp vào sẽ tự động hình thành kết nối với các bộ phận bên trong mũi.
  • Ít bị hư tổn về lâu dài gây lộ sóng, bóng đỏ.
  • Khắc phục được nhiều dáng mũi khó, mũi biến dạng do tai nạn.

Nhược điểm

  • Cần sử dụng phần sụn trên cơ thể.
  • Thời gian thực hiện tốn rất nhiều thời gian do phải thực hiện nhiều công đoạn.
  • Sau ca phẫu thuật cần chăm sóc cho cả vùng phẫu thuật mũi và vùng lấy sụn.
  • Đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao, bệnh viên áp dụng công nghệ hiện đại.
  • Để đạt được kết quả tốt nhất, mũi phải có nền tảng tốt.
  • Chí phí phẫu thuật khá cao.

4. Nâng mũi cấu trúc 4D

Nâng mũi cấu trúc 4D là phương pháp tối ưu và hiện đại có thể thay đổi toàn bộ cấu trúc của mũi bằng sự kết hợp giữa sụn tự thân làm phần đầu mũi và sụn sinh học nâng cao sống mũi. Đây là phương pháp đòi hỏi bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao. Phương pháp này được đánh giá khá cao bởi độ tự nhiên và an toàn của nó.

Sponsor
Nâng mũi cấu trúc 4D (Nguồn: Internet)

Ưu điểm

  • Đây là phương pháp có hạn sử dụng khá lâu.
  • Có khả năng định hình, tạo dáng mũi tốt, khắc phục nhược điểm cho mọi dáng mũi.
  • Mũi được tạo ra tự nhiên, không bị giả, không gây biến chứng, an toàn cho cơ thể.
  • Khi thực hiện nâng mũi 4D, bác sĩ sẽ rạch ở phần chân mũi – vị trí khá kín không thấy được dấu vết thẩm mỹ, không để lại sẹo.

Nhược điểm

  • Giá thành phẫu thuật rất cao.
  • Phải chăm sóc cho nhiều vị trí phẫu thuật, lấy sụn.
  • Phải qua nhiều công đoạn nên thời gian tiến hành khá lâu.
  • Những đối tượng đã chỉnh mũi hoặc vỗn có một sống mũi dài tự nhiên thì không nên chọn phương pháp này.

5. Nâng mũi S Line

Tại biện pháp tái cấu trúc này phần sụn sườn hoặc sụn vành tai sẽ được sử dụng tạo hành cho đầu mũi, trụ mũi. Phần sống mũi sẽ được tạo hình theo dáng chữ S uốn lượn nhẹ nhàng bằng chất độn chuyên dụng.

Nâng mũi S Line (Nguồn: Internet)

Ưu điểm

  • Do làm từ các nguồn nguyên liệu có sự tương thích cao với cơ thể nên hạn chế được tình trạng biến chứng hoặc cơ thể tự đào thải.
  • Thời gian duy trì của phươn pháp này khá lâu, có thể tồn tại cùng bạn trọn đời.
  • Tạo ra dáng mũi ưng ý, mềm mại, tự nhiên không bị đơ.
  • Dáng mũi S line thích hợp với sụn mũi người Châu Á.
  • Khắc phục nhược điểm cho mọi dáng mũi, nhất là mũi bị biến chứng do bẩm sinh hoặc tai nạn.

Nhược điểm

  • Thời gian thực hiện rất lâu.
  • Cần thời gian nghỉ ngơi dài và áp dụng các biện pháp chăm sóc kỹ lưỡng.
  • Sự thành công hay không dựa vào bác sĩ, do đây là dáng mũi đẹp nhưng rất khó để làm ra được, đòi hỏi các bác sĩ lành nghề.

Nếu như bạn chỉ không hài lòng về đầu mũi, sống mũi hơi thấp thì thì bạn có thể thực hiện phương pháp nâng mũi không cần phẫu thuật. Nhưng nếu bạn muốn thay đổi toàn bộ cấu trúc mũi, chỉnh hình lại mũi bị biến dạng, muốn mũi trông tự nhiên và có thể sử dụng lâu dài thì bạn nên cân nhắc 2 phương pháp nâng mũi S line và nâng mũi cấu trúc 4D.

Nâng mũi có bao nhiêu bước?

Quá trình nâng mũi bình thường sẽ bao gồm có 6 bước từ lúc bạn lựa chọn nơi nâng mũi, được hướng dẫn phương pháp nâng mũi, kiểm tra sức khỏe và chăm sóc sau khi nâng mũi. Dưới đây là 6 bước thường có khi nâng mũi:

  1. Sau khi chọn được bệnh viện phù hợp, bạn tiến hành đến bệnh viện và cùng bác sĩ trao đổi về thông tin nâng mũi.
  2. Sau khi chọn được kiểu mũi ưng ý, bác sĩ sẽ tiến hành đo và phác thảo cấu trúc mũi của bạn.
  3. Trước khi phẫu thuật bạn sẽ được làm các bước kiểm tra sức khỏe.
  4. Tiến hành thực hiện phẫu thuật nâng mũi.
  5. Nằm nghỉ, bước vào giai đoạn hồi sức.
  6. Sau 10 ngày, bạn cần quay lại bệnh viện tái khám.

3 giai đoạn thường gặp khi nâng mũi

Giai đoạn 1: mũi đau và sưng đỏ

Mỗi ca phẫu thuật bạn đều sẽ được tiêm gây tê nên trong quá trình thực hiện sẽ không có cảm giác đau. Tuy nhiên, sau khi thuốc hết tác dụng mũi của bạn sẽ có thể xuất hiện các hiện tượng như đau buốt, sưng đỏ ở sống và đầu mũi. Nhưng bạn hãy yên tâm, giai đoạn này chỉ kéo dài trong khoảng 3 ngày là sẽ dần hết.

Sponsor
Khi thuốc hết tác dụng mũi của bạn sẽ có thể xuất hiện các hiện tượng như đau buốt, ửng đỏ (Nguồn: Internet)

Giai đoạn 2: Mũi lành vết thương và cắt chỉ

Nâng mũi không phẫu thuật không cần nghỉ ngơi, nhưng với các dạng nâng mũi cấu trúc 4D và S line bạn sẽ cần thời gian nghỉ ngơi, hồi phục từ 7 – 10 ngày để vết thương khô và khép miệng. Sau đó bạn sẽ đến bệnh viện để cắt chỉ. Lưu ý rằng thời gian hồi phục có thể ngắn hoặc dài hơn tùy thuộc vào cơ địa từng người. Nếu bạn đã tìm được địa điểm uy tín và thực hiện đúng theo lời dặn của bác sĩ thì không việc gì phải lo lắng.

Cần từ 7 – 10 ngày để vết thương khô và khép miệng (Nguồn: Internet)

Giai đoạn 3: Mũi phục hồi và bình thường

Thời gian mũi ra dáng, hoàn thiện hoàn toàn và bạn có thể hoạt động bình thường trở lại ít nhất là 3 tuần. Sau 30 ngày, bạn nên đến bác sĩ tái khám, để đội ngũ bác sĩ có thể theo dõi tình trạng mũi tốt nhất.

Sau 30 ngày bạn nên đến tái khám (Nguồn: Internet)

Biến chứng thường gặp sau khi nâng mũi

Biến chứng thường gặp nhất ở các ca nâng mũi là tình trạng nhiễm trùng, sưng tím, mũi bị biến dạng như lệch, méo, bị co rút lại, mắt bị tụ máu, lộ sống mũi… Các hiện tượng này diễn ra là do bạn không chăm sóc kỹ lưỡng sau khi phẫu thuật hoặc trong quá trình nâng mũi không gian, các thiết bị không đảm bảo điều kiện vô khuẩn hoặc tay nghề bác sĩ còn kém, cơ địa của bạn không thể thích nghi tốt….

Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Nhận biết nâng mũi thành công như thế nào?

Mũi phải cân đối, hài hòa với tổng thể cấu trúc gương mặt (Nguồn: Internet)

Một chiếc mũi đẹp và được công nhận là thành công sau khi nâng phải đáp ứng một số tiêu chí sau:

  • Mũi phải cân đối, hài hòa với tổng thể cấu trúc gương mặt.
  • Mũi không làm hai góc mắt bị kéo sát lại.
  • Sống mũi cao thẳng tự nhiên, không bị thô, đơ. Góc độ lý tưởng nhất của sống mũi tạo ra cùng khuôn mặt nền là 30 – 40 độ.
  • Mũi không bị nhiễm trùng, đỏ, không lộ sống mũi hay đầu mũi.
  • Cần có góc tạo ra giữa trán mũi.
  • 2 lỗ mũi phải đều nhau, chân mũi phải thẳng.

Những lưu ý và thắc mắc khi nâng mũi

  • Chi phí nâng mũi khoảng bao nhiêu? Chi phí nâng mũi thường rơi vào mức giá từ 25 đến 70 triệu. Các mức giá sẽ tùy thuộc vào phương pháp, kỹ thuật, bệnh viện bạn lựa chọn. Và các dịch vụ chăm sóc cho mũi sau đó.
  • Nên nâng mũi bọc sụn hay nâng mũi cấu trúc? Dựa vào tình trạng mũi khác nhau mà quyết định. Nếu dáng mũi của bạn ít khuyết điểm thì nên nâng mũi bọc sụn, còn nếu mũi bị biến dạng, gặp chấn thương hay có nhiều khuyết điểm thì hãy nên chọn nâng mũi cấu trúc.
Tùy thuộc vào tình trạng mũi của mỗi người mà có lựa chọn tốt nhất (Nguồn: Internet)
  • Tuổi thọ của nâng mũi là bao lâu? Tuổi thọ của nâng mũi còn tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ, cơ địa cơ thể của bạn, chất liệu sụn có tốt không, chế độ chăm sóc của bạn ra sao. Nếu 4 tiêu chí này đều đạt chuẩn thì “hạn sử dụng” của mũi có thể kéo dài vĩnh viễn. Thông thường một ca phẫu thuật thành công có thể giữ dáng mũi hoàn hảo ít nhất là 2 năm tùy phương pháp.
  • Chăm sóc sau khi nâng mũi như thế nào? Cần chăm sóc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không hoạt động mạnh gây tác động đến mũi, không ăn hải sản, thịt bò… Nên khử trùng, sát khuẩn thường xuyên, che chắn cẩn thận khi ra đường…

Tham khảo những chia sẻ sau khi nâng mũi

Để có thể có nhiều thông tin tốt trong việc nâng mũi thì bạn nên tham khảo chia sẻ của những người đã từng sửa mũi như Emmi, Ty Le, Hà Linh… Nâng mũi không phải là chuyện quá mới mẻ tại Việt Nam. Để có một chiếc mũi đẹp thì bên cạnh việc tìm được một địa điểm uy tín với các bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm thì bạn cũng cần phải có một tâm lý tốt, tin vào những quyết định của bản thân cũng như bác sĩ mà bạn đã tín nhiệm từ đầu…

Chia sẻ trên Channel Happy Skin Vietnam

Chia sẻ trên Channel Ha Linh Official

Chia sẻ trên Channel Ty Lê

Bạn có thể xem thêm các bài viết làm đẹp tại đây:

Cảm ơn các bạn đã cùng mình tìm hiểu về chủ đề Nâng mũi là gì? Phương pháp nâng mũi hiện nay? Đừng quên cho mình và các bạn khác biết thêm các thông tin làm đẹp khác qua phần bình luận bên dưới nhé.

Sponsor
Bạn thấy bài này thế nào?
Có 3 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version