Môi khô nứt nẻ hẳn là một vấn đề mà ai trong chúng ta đều gặp phải trong cuộc sống. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến nhiều cô nàng lo lắng, không tự tin về đôi môi khô ráp và không được mềm mại như bao cô gái khác. Vậy môi khô nứt nẻ nguyên nhân do đâu? Điều trị môi khô nứt nẻ ra sao? Hãy cùng mình trả lời những câu hỏi ấy trong bài viết dưới đây nhé!

Sponsor

Biểu hiện của môi khô nứt nẻ

Môi khô nứt nẻ là một triệu chứng rất dễ nhận biết, đó là khi môi chúng ta xuất hiện các vết nứt và bong tróc da. Tình trạng khô nứt có thể xảy ra cả môi trên lẫn môi dưới, thậm chí nếu tình trạng khô nứt nghiêm trọng có thể dẫn đến chảy máu. Đồng thời, tùy thuộc vào tình trạng cơ thể mỗi người mà có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác nhau.

Môi khô nứt nẻ là một triệu chứng rất dễ nhận biết (Nguồn: Internet)
Môi khô nứt nẻ là một triệu chứng rất dễ nhận biết (Nguồn: Internet)

Có thể là triệu chứng liên quan đến môi hoặc triệu chứng liên quan đến cơ thể, cụ thể những triệu chứng đó là:

  • Chảy máu
  • Lở loét môi
  • Khô môi, khô miệng
  • Giọng khàn
Triệu chứng môi khô nứt nẻ liên quan đến môi/ miệng (Nguồn: Internet)
  • Cảm giác rất khát nước
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Nghẹt mũi
  • Đau đầu
Triệu chứng môi khô nứt nẻ liên quan đến cơ thể (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân môi khô nứt nẻ là gì?

Thay đổi thời tiết và độ ẩm

Sự thay đổi về thời tiết hay độ ẩm trong không khí luôn nằm trong những nguyên nhân phổ biến làm cho môi khô nứt nẻ hơn. Đôi khi nhiệt độ bên ngoài không cân bằng, quá nóng hoặc quá lạnh sẽ dễ khiến môi bị kích ứng cộng với thói quen sinh hoạt không lành mạnh sẽ làm gia tăng tỷ lệ và mức độ nứt nẻ của đôi môi. Tương tự khi độ ẩm không khí thay đổi bất thường quá cao hoặc quá thấp cũng rất dễ khiến môi bị khô nứt.

Nguyên nhân gây môi khô nứt nẻ – Thay đổi thời tiết và độ ẩm (Nguồn: Internet)

Nhiễm trùng nấm men

Thói quen thường xuyên liếm môi là một thói quen không tốt khiến chúng ta gặp phải nguy cơ bị nhiễm trùng nấm men. Nói đơn giản tức là khi ta liếm môi thường xuyên, liên tục thì nước bọt và độ ẩm tích tụ lại sẽ tạo điều kiện cho nấm men phát triển, gây nứt nẻ, bong tróc da, đặc biệt là ở vùng khóe môi.

Sponsor
Nguyên nhân gây môi khô nứt nẻ – Nhiễm trùng nấm men (Nguồn: Internet)

Cơ thể bị dị ứng

Cơ thể bị dị ứng cũng là yếu tố góp phần khiến môi bị khô nứt. Khi dị ứng đôi môi của bạn sẽ có triệu chứng sưng phù, khô nứt và bong tróc. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng các sản phẩm làm đẹp không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra các chất làm đầy hay làm căng mọng môi khi sử dụng chị em cần phải chú ý thành phần và nguồn gốc để tránh gây ra phản ứng kích ứng trên môi.

Nguyên nhân gây môi khô nứt nẻ – Cơ thể bị dị ứng (Nguồn: Internet)
Sponsor

Cơ thể bị mất nước

Mất nước là một nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng môi khô nứt nẻ. Bề mặt trên môi mất đi độ ẩm do tuyến dầu bên dưới không được tiết ra đầy đủ vì vậy đây là vùng da được cho là dễ bị khô nứt hơn so với các vùng da khác. Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo rằng làn da và cơ thể của bạn đang trong tình trạng thiếu nước.

Nguyên nhân gây môi khô nứt nẻ – Cơ thể bị mất nước (Nguồn: Internet)

Do ánh nắng mặt trời

Ánh sáng mặt trời cũng tác động lên bề mặt gây khô môi. Khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong khoảng thời gian dài thì các tia cực tím sẽ khiến cho môi bạn bị khô nứt, thậm chí nặng hơn là viêm nhiễm và chảy máu. Vì vậy dù trong thời tiết lạnh hay thời tiết nắng gắt thì bạn cũng cần có các biện pháp bảo vệ cho đôi môi của mình nhé!

Nguyên nhân gây môi khô nứt nẻ – Do ánh nắng mặt trời (Nguồn: Internet)

Thiếu vitamin B

Môi khô nứt nẻ cũng là một dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể bạn đang thiếu vitamin B. Vitamin B có vị trí vô cùng cần thiết trong các hoạt động của cơ thể, vừa giúp cung cấp năng lượng vừa giúp gia tăng hệ miễn dịch và cải thiện làn da của cơ thể. Vì vậy khi thiếu vitamin B cơ thể bạn sẽ gặp phải một số vấn đề về da điển hình như nứt nẻ, bong tróc vùng da của môi.

Nguyên nhân gây môi khô nứt nẻ – Thiếu vitamin B (Nguồn: Internet)
Sponsor

Thừa vitamin A

Ngược lại, việc cơ thể chứa quá nhiều vitamin A cũng sẽ khiến môi khô nứt nẻ. Cung cấp vitamin A cho cơ thể là một việc cần thiết tuy nhiên nếu cơ thể tích tụ quá nhiều vitamin A trong thời gian dài lâu sẽ sinh ra độc tính và gây ra các vấn đề khác nhau. Trong đó bao gồm khiến cho môi bị khô, khóe miệng xuất hiện tình trạng nứt nẻ, bong tróc.

Nguyên nhân gây môi khô nứt nẻ – Thừa vitamin A (Nguồn: Internet)

Do sử dụng thuốc

Một số loại thuốc điều trị bệnh khi uống có thể sinh ra tác dụng phụ đó lá khiến cho môi bị khô nứt. Điển hình như thuốc cao huyết áp, thuốc hóa trị hay thuốc trầm cảm, bởi chúng có thể làm giảm lượng nước bọt sản sinh ra khiến môi hay miệng rất dễ bị khô.

Nguyên nhân gây môi khô nứt nẻ – Do sử dụng thuốc (Nguồn: Internet)

8 cách điều trị môi khô nứt nẻ đơn giản ai cũng có thể thực hiện được

Bổ sung vitamin B

Môi khô nứt nẻ là dấu hiệu của việc thiếu vitamin B trong cơ thể. Vì vậy việc bạn cần làm là bổ sung ngay cho cơ thể loại vitamin này, có thể là uống vitamin B hoặc ăn các thực phẩm có chứa vitamin B đều được. Vitamin B thường xuất hiện trong rau xanh, chuối, táo, cá hồi, cá thu, trứng, sữa,…

Cách điều trị môi khô nứt nẻ – Bổ sung vitamin B (Nguồn: Internet)
Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Uống đủ nước

Cung cấp nước cho cơ thể là một cách hiệu quả để trị khô môi nứt nẻ. Mỗi ngày bạn cần uống đủ từ 2 – 3 lít nước, không nhất thiết phải là nước lọc mà có thể là các loại nước trái cây vừa giúp đẹp da vừa giúp bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể.

Cách điều trị môi khô nứt nẻ – Uống đủ nước (Nguồn: Internet)

Sử dụng mật ong

Thoa mật ong lên môi cũng là một cách trị môi khô nứt nẻ hiệu quả bởi mật ong là thành phần có tính kháng khuẩn tự nhiên giúp tẩy đi lớp da chết trên môi một cách nhẹ nhàng. Bạn chỉ cần thoa mật ong lên môi trong vòng 30 giây rồi thoa một lớp mỡ lên và đợi thêm 10 – 15 phút. Sau đó dùng khăn ấm lau sạch, làm 2 lần/ ngày trong vòng 1 tuần sẽ nhận thấy được hiệu quả.

Cách điều trị môi khô nứt nẻ – Sử dụng mật ong (Nguồn: Internet)

Sử dụng dưa chuột

Dưa chuột ngoài những công dụng “thần kỳ” trong làm đẹp thì nay còn được biết đến là một biện pháp để trị môi khô nứt nẻ. Bạn chỉ thái lát dưa chuột rồi chà lên môi để nước dưa chuột thấm vào môi, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Làm từ 1 – 2 lần/ ngày bạn sẽ lấy lại được đôi môi mềm mại, mịn màng tự nhiên.

Cách điều trị môi khô nứt nẻ – Sử dụng dưa chuột (Nguồn: Internet)
Sponsor

Sử dụng nha đam

Nha đam cũng là một thần dược trong việc điều trị các vấn đề về khô nứt da. Bạn chỉ cần thoa nha đam lên môi và đợi trong vòng 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm, làm từ 1 – 2 lần/ ngày. Bạn sẽ lấy lại được cho mình đôi môi mềm mại tự nhiên mà không tốn quá nhiều công sức và tiền bạc.

Cách điều trị môi khô nứt nẻ – Sử dụng nha đam (Nguồn: Internet)

Sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu

Dầu dừa hay dầu oliu là những thành phần rất dễ kiếm, có công dụng trị môi khô nứt nẻ vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần thoa dầu dừa hay dầu oliu lên môi mỗi ngày từ 2 – 3 lần, ngay lập tức sẽ khắc phục được tình trạng khô nứt, bong tróc trên môi.

Cách điều trị môi khô nứt nẻ – Sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu (Nguồn: Internet)

Tẩy tế bào chết môi

Để giúp môi hạn chế tình trạng khô nứt thì tẩy tế bào chết cho môi là một bước chăm sóc môi không thể bỏ qua. Bạn nên ưu tiên lựa chọn tẩy tế bào chết có nguồn gốc tự nhiên gồm các thành phần như dầu dừa, bơ shea butter (bơ hạt mỡ) hay các thành phần dưỡng ẩm để vừa giúp loại bỏ các tế bào chết trên môi vừa cấp ẩm làm mềm cho môi được tốt hơn.

Cách điều trị môi khô nứt nẻ – Tẩy tế bào chết môi (Nguồn: Internet)
Sponsor

Son dưỡng môi

Son dưỡng môi là một trong những sản phẩm làm đẹp không thể thiếu cho cả phái nam lẫn phái nữ. Trong son dưỡng có chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm như Ceramide, Glycerin,… có tác dụng tối ưu trong việc làm mềm và hạn chế khô nứt cho đôi môi của bạn. Vì vậy hãy sắm ngay cho mình một thỏi son dưỡng môi “chân ái” nhé!

Cách điều trị môi khô nứt nẻ – Son dưỡng môi (Nguồn: Internet)

Một số bài viết có nội dung tương tự mà bạn có thể tham khảo

Hãy luôn đón nhận các bài viết làm đẹp thường xuyên để có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích và mới nhất nhé. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng mình trong bài viết lần này!

Bạn thấy bài này thế nào?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version