Mụn là tình trạng da bị tắc nghẽn lỗ chân lông do nhiều nguyên nhân có thể là do vi khuẩn P.Acnes gây mụn, tế bào chết không được làm sạch, da tăng tiết dầu nhờn. Khi mụn xuất hiện trên da có rất nhiều bạn đặt ra câu hỏi: Có nên nặn mụn không? Cách nặn mụn an toàn và hiệu quả như thế nào? Hãy cùng Beaudy.vn tìm hiểu thật chi tiết và trả lời những thắc mắc của các bạn qua bài viết bên dưới đây nhé!
3 lợi ích của việc nặn mụn đúng cách
Loại bỏ nhân mụn, làm sạch da
Nhân mụn là nguyên nhân chính gây ra mụn, vì thế việc nặn mụn sẽ giúp loại bỏ phần nhân mụn này làm cho nhân mụn không phát triển thêm được nữa. Ngoài ra nhân mụn được tạo thành bởi 3 yếu tố chính là: bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn. Nặn mụn sẽ giúp giải quyết tình trạng da bị “ách tắc” rất tốt.
Giảm viêm, giảm sưng tấy
Bên cạnh đó khi nổi mụn sẽ khiến bề mặt da nổi mụn bị tình trạng đỏ, kích ứng và khi được lấy nhân mụn đúng cách sẽ giúp làm thông thoáng bề mặt da ngay tức thì. Đồng thời loại bỏ các vi khuẩn ở bên trong giúp da bớt viêm và bớt đỏ rát hơn rất nhiều.
Giúp mụn mau lành
Và còn một trong những điều đặc biệt khi được lấy mụn đúng cách và khoa học đó là giúp da nhanh lành thương, hạn chế tình trạng thâm sau mụn và giảm nguy cơ hình thành sẹo do tổn thương màng đáy.
Tuy nhiên những lợi ích như là: loại bỏ nhân mụn giúp da sạch và thông thoáng, giảm viêm và giảm sưng tấy, giúp mụn nhanh lành thương,… chỉ thật sự có hiệu quả khi có quy trình nặn mụn đúng cách. Nếu nặn mụn sai sẽ khiến cho tình trạng nặng nề hơn như: làm tổn thương da gây nên nhiễm trùng, kích thích mọc mụn mới và sẽ có nguy cơ hình thành thâm và sẹo rỗ sau đó.
Cách nặn mụn an toàn, hiệu quả để da không bị sẹo
Nhận biết loại mụn nào nên được nặn và không được nặn?
Có một điều rất quan trọng và nhiều tín đồ skincare gặp phải đó là không biết mụn nào có thể nặn được và mụn nào không nên nặn. Đó là lí do vì sao rất nhiều bạn sau khi nặn thì mụn càng trầm trọng và kích ứng hơn. Beaudy.vn sẽ chia làm 2 nhóm: mụn có thể nặn, mụn không nên nặn. Qua đó các bạn có thể dễ dàng tìm hiểu hơn nhé.
- Mụn có thể nặn: mụn bọc, mụn mủ và mụn ẩn. 3 nhóm mụn này đã chín và có nhân mụn bên trong, khi nặn sẽ giúp loại bỏ nhân mụn hiệu quả.
- Mụn không nên nặn: mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn trứng cá. 3 nhóm mụn này thì thuộc loại mụn chưa chín, nhân mụn sâu bên trong lỗ chân lông. Khi nặn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây sẹo mụn.
Cách nặn mụn an toàn và hiệu quả
Quy trình nặn mụn tại nhà có thể bao gồm 7 bước cơ bản như sau:
- Rửa tay
- Rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ
- Lau khô mặt
- Xông hơi da mặt
- Dùng tăm bông hoặc dụng cụ nặn mụn chuyên dụng để lấy nhân mụn
- Sau nặn mụn rửa mặt sạch lại với nước ấm hoặc nước muối sinh lý (NaCl 0.9%)
- Thoa kem trị mụn để ngăn ngừa mụn
- Đối với bước 1 làm sạch da, nên chọn sữa rửa mặt không chứa xà phòng và không gây khô da, vì điều này có thể khiến da bị mất độ ẩm và dễ kích ứng. Khi chọn sữa rửa mặt có thể cân nhắc thêm các thành phần tốt cho da mụn như là: Axit Salicylic (BHA), Benzoyl Peroxide hoặc Axit Glycolic (AHA),… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và loại bỏ bã nhờn tốt.
- Đối với bước 4 xông hơi da mặt, chỉ nên xông hơi từ 5 đến 10 phút với mức nhiệt nóng nhẹ nhàng, tốt nhất hơi ấm nhẹ để không bỏng da, chỉ cần giúp lỗ chân lông giãn nở để từ đó lấy nhân mụn được dễ dàng hơn.
- Đối với bước 5 dùng tăm bông nên thực hiện ở vùng đỉnh mụn và dùng thao tác với lực nhẹ nhàng để nhân mụn ra ngoài.
- Đối với bước 7 chăm sóc da sau khi nặn mụn vô cùng quan trọng vì lúc này da rất nhạy cảm do tổn thương từ trước đó. Hãy cấp ẩm nhẹ nhàng và lành tính cho da bằng các loại toner, serum không chứa cồn khô và hương liệu. Thay vào ưu tiên các sản phẩm có chứa thành phần làm dịu như: Hyaluronic Acid (HA), Ceramide, Peptides, Vitamin B5 (Panthenol), Niacinamide,… Có thể dùng những loại kem chấm mụn nhẹ nhàng thoa một lớp mỏng nhẹ lên da để giúp kháng viêm và hạn chế sẹo mụn.
Những lưu ý khi nặn mụn
- Chỉ nặn mụn khi mụn đã chín: các bạn có thể dễ hình dung hơn khi mụn chưa chín mà các bạn cố gắng nặn ra sẽ khiến mụn vỡ ra, gây nhiễm trùng và khiến mụn trở nên trầm trọng. Theo tạp chí British Journal of Dermatology, nặn mụn chưa chín sẽ làm tăng nguy cơ sẹo mụn. Mụn chín có thể nhận biết qua 2 dấu hiệu là: mụn có nhân màu vàng hoặc trắng bên trọng, mụn có thể sưng đỏ và đau nhức.
- Làm sạch da và sát khuẩn vùng da cần nặn mụn: bề mặt da luôn có vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ và bám lại cả ngày dài. Đây là các yếu tố xâm nhập vào sâu bên trong lỗ chân lông nếu vết thương, đặc biệt do nặn mụn. Việc làm sạch da sẽ giúp loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây hại, giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng và giúp da lành thương nhanh.
- Sử dụng dụng cụ nặn mụn sạch và tiệt trùng: trước khi nặn mụn nên rửa sạch dụng cụ bằng xà phòng hoặc nước ấm, thoa cồn 70 độ lên dụng cụ nặn mụn và để khô ráo trước khi sử dụng.
Tổng kết
Nặn mụn là phương pháp giúp loại bỏ nhân mụn và khi nặn mụn đúng cách, đúng loại mụn, đúng quy trình sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho da. Song song với đó, các bước nặn mụn luôn có những lưu ý cần thiết và đặc biệt quan trọng với những bạn muốn nặn mụn tại nhà như thế nào. Hi vọng qua bài viết Beaudy.vn đã mang lại nhiều thông tin có giá trị đến các bạn đọc giả, cảm ơn các bạn.
Mình mong các bạn sẽ chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của mình về bài viết này.