Đã đến lúc bạn không cần phải bỏ ra quá nhiều chi phí và thời gian để phục hồi tóc tại các salon, vì hiện nay sử dụng mặt tóc ủ tóc chính là giải pháp hoàn hảo hơn được các cô nàng lựa chọn. Bạn có thể chọn mua các loại kem ủ tóc của các thương hiệu trên thị trường, hoặc đơn giản bạn có thể tự làm mặt nạ ủ tóc ngay tại nhà, và chỉ cần 10 đến 15 phút mỗi ngày, tóc sẽ được nuôi dưỡng đầy đủ. Từ đó tóc trở nên mềm mượt, vào nếp dễ dàng và đặc biệt còn giúp nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng hiệu quả. Và quan trọng hơn hết là bạn đã biết cách sử dụng mặt nạ ủ tóc sao cho đạt hiệu quả nhất chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé!

Sponsor

Mặt nạ tóc là gì?

Một trong những giải pháp giúp nuôi dưỡng tóc tốt nhất chính là sử dụng mặt nạ tóc đấy (nguồn: internet)
Một trong những giải pháp giúp nuôi dưỡng tóc tốt nhất chính là sử dụng mặt nạ tóc đấy (nguồn: internet)

Mặt nạ tóc là những sản phẩm chăm sóc tóc với kết cấu dạng kem, chứa lượng dưỡng chất lớn. Mặt nạ tóc chứa chủ yếu các hoạt chất nuôi dưỡng và phục hồi tóc như: Keratin, panthenol, dầu thực vật,…các hoạt chất này sẽ tác động thông qua lớp biểu bì để phục hồi tế bào tổn thương. Cơ chế hoạt động của mặt nạ tóc khá giống với mặt nạ giấy cho mặt, giúp cung cấp dưỡng chất nhanh chóng chỉ sau 10 đến 15 phút trong một lần đắp.

Có nhiều cô nàng vẫn lầm tưởng dầu xả và mặt nạ tóc là giống nhau nhé, nhưng thực tế lại khác xa nhau. Bởi thực chất hai bước này không hề giống nhau, vì dầu xả có vai trò như một lớp màng bảo vệ tóc giúp tóc mềm mượt tức thì. Trong khi đó mặt nạ tóc lại giúp tóc phục hồi hư tổn từ sâu bên trong và thời gian ủ cũng lâu hơn.

Khi nào nên sử dụng mặt nạ tóc?

Tóc khô xơ, chẻ ngọn và hư tổn đây là thời điểm tốt nhất để sử dụng mặt nạ tóc đấy nhé (nguồn: internet)

Mặt nạ tóc có thể dùng cho mọi loại tóc khác nhau, kể cả tóc nam hay nữ. Nhưng nhìn chung mặt nạ tóc sẽ phù hợp cho các bạn có mái tóc mỏng yếu, thường xuyên khô và dễ gãy. Đối với các cô nàng có mái tóc dầu và nhiều gàu thì sẽ không thích cảm giác tóc thừa ẩm do nhiều dưỡng chất mà mặt nạ tóc mang lại. Dưới đây là các loại tóc thích hợp nhất để dùng mặt nạ tóc:

  • Tóc khô, dễ gãy: nhờ chứa nhiều hoạt chất dưỡng ẩm, mặt nạ tóc giúp cải thiện tình trạng tóc khô xơ, dễ gãy,… Giúp tóc trở nên chắc khỏe, mượt mà hơn.
  • Tóc hư tổn, dễ rụng, chẻ ngọn: với khả năng cung lượng lớn dưỡng chất, mặt nạ tóc sẽ giúp tóc được phục hồi, cải thiện tình trạng chẻ ngọn,…
  • Tóc yếu do nhuộm: đặc biệt là những bạn thường xuyên tẩy, nhuộm tóc khiến tóc trở nên yếu đi. Lúc này, mặt nạ tóc sẽ giúp tóc khỏe hơn và hỗ trợ màu nhuộm giữ lâu hơn trên tóc.

Cách sử dụng mặt nạ ủ tóc hiệu quả nhất

Mặt nạ tóc sẽ mang lại công dụng tốt nhất khi được dùng trên tóc sạch và còn độ ẩm, vì khi ở trạng thái này tóc sẽ hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Vì thế, trước khi dùng mặt nạ tóc, bạn cần gội đầu để làm sạch lớp dầu thừa, bụi bẩn… Nếu bạn để đầu bẩn thì khi sử dụng mặt nạ tóc sẽ khiến các bụi bẩn và dầu thừa bị hút ngược vào tóc. Ngoài ra, bạn có thể bỏ qua bước xả tóc để tiến hành sử dụng mặt nạ tóc để tiết kiệm thời gian.

Nên gội đầu thật sạch trước khi bôi mặt nạ tóc (Ảnh: Internet).

Sau đây mình sẽ hướng dẫn cho các nàng 5 bước cần thực hiện khi đắp mặt nạ cho tóc hiệu quả nhất:

Sponsor

Bước 1: Lau khô tóc trước khi đắp mặt nạ

Sau khi làm sạch đầu bằng dầu gội, bạn có thể loại bỏ nước bằng cách dùng tay xoắn nhẹ tóc, sau đó dùng khăn thấm phần nước còn lại. Cách làm này sẽ giúp mặt nạ khi đắp lên tóc không bị nước pha loãng gây lãng phí sản phẩm. Không chỉ vậy, hiệu quả của mặt nạ sẽ suy giảm khi tóc còn quá ướt nữa đấy. Bạn không cần phải lau tóc quá khô mà chỉ cần giữ cho tóc không còn nhỏ giọt và giữ độ ẩm nhất định thì có thể bắt đầu đắp mặt nạ.

Lau tóc khô trước khi sử dụng mặt nạ tóc để tăng hiệu quả sử dụng (Ảnh: Internet).

Bước 2: Đắp mặt nạ tóc từ đuôi đến ngọn

Ở bước này, tùy vào độ dày và độ dài của tóc mà bạn lấy một lượng mặt nạ vừa đủ. Thoa đều sản phẩm vào lòng bàn tay trước khi bôi nhằm giúp sản phẩm được đều hơn. Sau đó, bạn bắt đầu bôi từ phần đuôi tóc rồi dần dần lên đến phần chân tóc. Quá trình này, bạn kết hợp với massage để các dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn và dùng tay chải nhẹ đến khi tóc mượt, không rối.

Sponsor
Bôi mặt nạ từ ngọn tóc đến gần chân tóc, tránh để sản phẩm bám vào da đầu (Ảnh: Internet).

Một lưu ý nhỏ là bạn không nên bôi mặt nạ lên vùng chân tóc nhằm giảm nguy cơ tắc nang tóc. Đặc biệt, nên tránh để sản phẩm dính vào vùng mụn lưng, vai hoặc mặt để tránh kích ứng những vùng da này.

Bước 3: Ủ tóc từ 5-15 phút

Khi bạn đã bôi đều mặt nạ lên tóc, bạn sẽ dùng khăn bông hoặc mũ nilon trùm đầu để tiến hành ủ tóc. Điều này sẽ giúp dưỡng chất có thời gian thấm vào tóc tốt hơn. Tùy thuộc vào sản phẩm mà thời gian ủ tóc có thể nhanh hoặc chậm hơn, trung bình bạn nên ủ từ khoảng 5-15 phút. Theo nhiều cô nàng chia sẻ nếu ủ tóc thời gian quá ngắn (dưới 5 phút) thì tóc sẽ không hấp thu được dưỡng chất tối đa. Còn nếu dùng trên 15 phút, thì sẽ tốt nhiều thời gian và có thể gây thừa ẩm nguyên nhân của gàu và ngứa.

Ủ tóc từ 10-15 phút để dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn (Ảnh: Internet).

Bước 4: Làm sạch mặt nạ tóc

Sau khi đủ thời gian ủ tóc, bạn sẽ tiến hành làm sạch lớp mặt nạ tóc bằng nước sạch. Trong quá trình làm sạch, bạn có thể massage nhẹ nhàng một lần nữa để tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cũng như tăng khả năng làm sạch tóc. Và cũng đừng quên dùng tay vuốt nhẹ tóc để tránh bị rối khi làm sạch nhé. Khi làm sạch tóc lần 2 vẫn nên ưu tiên sử dụng nước lạnh, hoặc nước hơi ấm, không nên dùng nước quá nóng. Để mang lại cảm giác thư giãn và tránh làm tóc bị yếu bởi nhiệt.

Xả tóc bằng nước để làm sạch sản phẩm trên tóc (Ảnh: Internet).
Sponsor

Bước 5: Lau và sấy khô tóc

Làm sạch tóc xong, bạn sẽ dùng khăn lau khô kết hợp sấy tóc. Để tóc khô tự nhiên không chỉ gây lãng phí thời gian mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tạo điều kiện cho gàu phát triển. Tuy nhiên, bạn cũng không nên sấy tóc quá khô nhé, chỉ sấy tóc đến 85-90% và để khô tự nhiên là được. Nhiệt độ thích hợp để sấy tóc nên ở 60 đến 70 độ C, không nên quá cao và lực sấy ở mức nhẹ và trung bình. Có thể sẽ hơi tốn thời gian một tí để tóc khô nhanh, nhưng bù lại sẽ giúp mái tóc được “nâng niu” không chịu nhiều tổn thương từ bên ngoài.

Cuối cùng, bạn lau và sấy khô tóc một lần nữa là xong (Ảnh: Internet).

5 công thức làm mặt nạ tóc tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên

1. Mặt nạ tóc phục hồi và dưỡng ẩm từ mật ong và dầu oliu

Mật ong và dầu oliu là nguyên liệu quen thuộc với mọi người. Trong đó, mật ong có khả năng tăng độ ẩm, kích thích tóc phát triển và giúp tóc vào nếp tốt hơn. Dầu oliu có công dụng làm mềm ngăn ngừa hư tổn hiệu quả. Đây là combo hoàn hảo để phục hồi cho mái tóc hư tổn nặng nề, thường xuyên chịu tác động của nhiệt độ, máy sấy hay khói bụi từ môi trường. Một tips nhỏ cho combo này các nàng nên dùng 2 lần trong tuần để tóc được nuôi dưỡng tốt nhất.

Mật ong có công dụng làm giảm xơ rối và khô tóc (Ảnh: Internet).

Nguyên liệu

  • Dầu oliu 4 muỗng.
  • Mật ong 2 muỗng.

Cách thực hiện

  • Bắt đầu trộn đều hỗn hợp đến khi sánh mịn và hòa quyện với nhau.
  • Sau đó, tiến hành bôi lên tóc và ủ khoảng 15 đến 30 phút.
  • Hết thời gian, bạn xả lại tóc bằng nước sạch và gội đầu như bình thường.
  • Mỗi tuần nên áp dụng khoảng 2 lần.

2. Mặt nạ tóc giảm khô và xơ rối từ Baking Soda

Baking Soda được biết đến với nhiều công dụng khác nhau, trong đó có cả công dụng chăm sóc tóc. Đối với tóc, baking soda có khả năng cải thiện xơ rối hiệu quả. Lưu ý, bạn chỉ nên sử dụng lượng baking soda vừa đủ, để duy trì độ pH cho tóc và góp phần giữ ẩm và ngăn ngừa gàu.

Baking soda giúp tóc của bạn giảm khô và sơ rối, nhưng chỉ nên dùng lượng vừa phải thôi nhé (Ảnh: Internet).
Sponsor
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Nguyên liệu

  • Baking soda 4 muỗng.
  • Dầu xả 2 đốt ngón tay.
  • 100ml nước.

Cách thực hiện

  • Tiến hành hoà tan hai baking soda và dầu xả đến khi thu được hỗn hợp sánh mịn.
  • Sau đó, bôi hỗn hợp từ đuôi đến gần chân tóc.
  • Tiến hành ủ tóc khoảng 10 đến 15 phút.
  • Xả sạch tóc với nước đến khi sạch.
  • Chỉ nên ủ tóc bằng phương pháp này 1 lần/ tháng.

3. Mặt nạ tóc dưỡng ẩm và làm sạch từ sữa chua, trứng và mật ong

Sữa chua có công dụng chống oxy hóa cao, bổ sung lượng lớn vitamin, protein,… và giúp kiểm soát dầu thừa trên tóc. Ngoài ra, khi kết hợp với dầu dừa và mật ong sẽ làm tăng khả năng phục hồi và nuôi dưỡng tóc. Trong lòng trắng trứng có chứa hàm lượng protein cũng rất cao kích thích nuôi dưỡng tóc cho lớp keratin của tóc. Đồng thời mật ong chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm, khóa ẩm từ các loại vitamin giúp tóc mềm mượt, vào nếp nhanh chóng. Đây là giải pháp hoàn hảo cho mọi loại tóc, đặc biệt tóc khô, tóc bị hư tổn.

Sữa chua chứa lượng lớn các dưỡng chất, vitamin, protein cho tóc (Ảnh: Internet).

Nguyên liệu

  • Sữa chua không đường 1 hộp.
  • Mật ong 1 muỗng.
  • Dầu dừa 1 muỗng.

Cách thực hiện

  • Cho sữa chua vào trước và đánh đều, tiếp đến cho mật ong và dầu dừa tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Bôi hỗn hợp từ ngọn đến gần chân tóc, kết hợp massage nhẹ nhàng.
  • Ủ tóc từ 10-15 phút.
  • Xả tóc bằng nước sạch đến, lưu ý nên làm sạch mùi sữa chua trên tóc.

4. Mặt nạ tóc phục hồi hư tổn từ bơ, dầu oliu và sữa tươi

Bơ có chứa nhiều vitamin nhóm A và B, đây là những thành phần chứa lượng dưỡng chất dồi dào giúp tóc chắc khỏe hơn nhiều lần. Kết hợp với dầu oliu tăng khả năng dưỡng ẩm và nuôi dưỡng tóc, và sữa tươi củng cố hàng rào bảo vệ keratin ở bên ngoài, tăng khả năng chống oxy hóa của tóc chắc khỏe nhất. Bơ, dầu oliu và sữa tươi kết hợp lại với nhau sẽ giúp mái tóc được bảo vệ tối đa, thích hợp cho các cô nàng thường xuyên tẩy tóc, nhuộm tóc và thay đổi nhiều kiểu tóc khác nhau.

Bơ mang lại nhiều công dụng cho tóc nhờ chứa nhiều dưỡng chất giúp phục hồi, giảm thô sơ (Ảnh: Internet).

Nguyên liệu

  • Nửa quả bơ được làm sạch.
  • Dầu oliu 1 muỗng.
  • Sữa tươi không đường 200ml.

Cách thực hiện

  • Trộn các nguyên liệu với nhau bằng máy xay đến khi có được hỗn hợp mịn.
  • Bôi hỗn hợp và ủ từ 15-30 phút.
  • Làm sạch tóc bằng nước sạch cho đến khi cặn bơ không còn trên tóc.
  • Lau và sấy khô tóc, áp dụng 1 đến 2 lần trong tuần để mang lại kết quả tốt nhất.

5. Mặt nạ làm sạch tóc từ nước chanh và nước dừa tươi

Trong chanh có chứa hàm lượng acid citric với độ pH thấp có đặc tính sát khuẩn và làm sạch vô cùng hiệu quả, nhưng nhược điểm dễ làm tóc bị khô xơ và kém mịn màng. Nhưng khi được kết hợp với nước dừa tươi, có nhiều vitamin K và có khả năng cấp ẩm mạnh mẽ nên hoàn toàn khắc phục được nhược điểm khó chịu này. Sự kết hợp hoàn hảo này sẽ là cứu cánh hoàn hảo cho mái tóc dầu, tóc dễ bị bết dính, cần được dưỡng ẩm mỏng nhẹ và không bết dính.

Nguyên liệu

  • 3 muỗng nước cốt chanh tươi bỏ hạt.
  • 100 đến 200ml nước dừa tươi.
  • Dùng kèm dầu xả (nếu có).

Cách thực hiện

  • Bạn hãy cho dầu xả, nước cốt chanh và nước dừa vào trong một cái bát và khuấy đều đến khi thành hỗn hợp mịn.
  • Thoa đều từ chân tóc lên da đầu, tránh những vùng có vết thương hở vì chanh gây châm chích.
  • Ủ với khăn trong 10 phút.
  • Rửa sạch lại với nước lạnh và áp dụng 1 tuần 1 lần để tóc được làm sạch tốt nhất.

Những lưu ý khi sử dụng mặt nạ tóc

  • Lưu ý 1: Tần suất sử dụng mặt nạ tóc hợp lý nhất là từ 1-2 lần/ tuần. Trường hợp bạn muốn tóc phục hồi thì có thể tăng lên 2-3 lần/ tuần rồi về lại tần suất bình thường. Tuy nhiên không nên làm quá nhiều lần trong tuần vì dễ làm tóc thừa ẩm, bết dính và khó tạo kiểu hơn về sau. Những thành phần thiên nhiên khi dùng ủ tóc quá lâu, có thể làm nhạt màu tóc nhuộm nữa đấy.
Một tuần chỉ nên dùng mặt nạ ủ tóc từ 1 đến 2 lần. Đối với tóc cần phục hồi nên dùng 3 lần là đủ rồi nhé (nguồn: internet)
Sponsor
  • Lưu ý 2: Chọn mặt nạ tóc phù hợp với tình trạng tóc của bạn. Tùy thuộc vào thành phần chính trong mặt nạ tóc để bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân. Hãy luôn lắng nghe mái tóc của mình và chọn loại mặt nạ tóc chứa dưỡng chất phù hợp. Ví dụ bạn có mái tóc khô xơ và chẻ ngọn nên ưu tiên các thành phần dưỡng ẩm từ dầu dừa, sữa tươi. Còn tóc hư tổn thì thành phần có mật ong, vitamin B5, Biotin trong mặt nạ.
Mỗi loại tóc sẽ cần 1 thành phần và mặt nạ tóc khác nhau, nên cân nhắc và chọn loại phù hợp nhất (nguồn: internet)
  • Lưu ý 3: Luôn làm sạch tóc trước khi đắp mặt nạ cho tóc. Vì bước làm sạch sẽ loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ từ chân tóc, giúp tóc hấp thu hiệu quả dưỡng chất mang lại. Nếu bạn có nhiều thời gian có thể cân nhắc các bước làm sạch, dầu xả cho tóc và đắp mặt nạ tóc từ 10 đến 15 phút nhé.
Hãy luôn đảm bảo một mái tóc trước khi đắp mặt tóc nhé (nguồn: internet)
  • Lưu ý 4: Tăng lượng nhiệt khi đắp mặt nạ tóc bằng cách ủ tóc bằng khăn ấm hoặc kết hợp sấy nóng để tăng hiệu quả của mặt nạ tóc. Đây là một trong những bí quyết được các cô nàng áp dụng để giảm thời gian ủ tóc xuống thấp nhất, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả là tóc được “ngậm” trọn vẹn dưỡng chất trong đấy.
Trong suốt quá trình ủ tóc có thể ủ bằng khăn hoặc sấy tóc với lượng nhiệt thấp để dưỡng chất đi sâu vào tóc hơn nhé (nguồn: internet)

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết, mong rằng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn. Và đừng quên ghé thăm page thường xuyên để cập nhập thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

Bạn ơi, bài này tuyệt chứ?
Có 3 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave A Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
Payu

Xin chào

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Exit mobile version