Bên cạnh việc xuất hiện vết rạn da khi mang thai thì tình trạng lông mọc nhiều và đậm màu hơn luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em. Với mong muốn giữ cho bản thân luôn sạch sẽ và dọn sạch các đám “vi ô lông” một cách hoàn hảo nhất, nhiều chị em đã hướng tới việc triệt lông khi mang thai. Nhưng cũng có nhiều quan điểm cho rằng việc triệt lông khi có thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Vậy bà bầu có nên triệt lông không? Triệt lông khi mang thai có sao không? Hãy cùng Beaudy.vn khám phá sự thật qua bài viết bên dưới đây nhé!
- Vì sao lông mọc nhiều và đậm hơn khi mang thai?
- Bà bầu có nên triệt lông không? Cần lưu ý gì khi triệt lông khi mang thai
- Nên hạn chế triệt lông trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
- Tránh triệt lông bằng tia Laser, IPL và điện phân
- Hạn chế waxing và cạo lông khi mang thai
- Cẩn trọng với các sản phẩm tẩy lông có thành phần hóa học
- Bí quyết triệt lông an toàn cho bà bầu
Vì sao lông mọc nhiều và đậm hơn khi mang thai?
Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai cơ thể của chị em phụ nữ bắt đầu có những thay đổi cả về ngoại hình bên ngoài, lẫn hormon bên trong. Trong đó, việc gia tăng 2 hormon chính là Estrogen (kích thích nang lông phát triển, kéo dài thời gian lông mọc ở pha Anagen của chu kỳ sinh trưởng), và Progesterone (sản sinh nhiều melanin khiến lông sẫm màu hơn, đồng thời ức chế chu trình chết theo chu kỳ Apopsis tự nhiên của lông).
Ngoài ra, hormon Androgen cũng tăng lên trong thời kỳ mang thai, đây là hormon có mặt ở nam giới nhiều. Do đó dẫn đến tình trạng tăng sinh lông ở những vùng như: mặt, ngực, bụng, nách, bikini,… nhiều hơn so với trước. Đây là sự thay đổi tự nhiên của cơ thể khi mang thai, và hiện tượng này được xem là bình thường và có thể tự hết sau khi sinh. Tuy nhiên lông mọc nhiều, rậm và sậm màu khiến nhiều chị em cảm thấy tự tin, lo lắng và đôi khi có thể gây viêm nhiễm ngứa rát.
Tăng lưu lượng máu
Yếu tố về lượng máu tăng lên trong thai kỳ có đóng góp đến việc khiến cho lông mọc nhanh và dài hơn so với cơ thể bình thường. Trong quá trình mang thai, lượng máu trong cơ thể có thể tăng đến 40% đến 50% dẫn đến việc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của nang lông.
Di truyền
Không thể phủ nhận có những bạn thuộc tuýp người có nhiều lông hơn bình thường, tốc độ mọc nhanh hơn, mật độ dày đặc và lông chắc khỏe,… điều này được quy định bởi gen di truyền. Do đó, trên cơ địa một người có nhiều lông hơn bình thường, khi mang thai kết hợp thêm sự thay đổi của hormon trong cơ thể và tăng lượng máu đến các cơ quan, dẫn đến hình thành lông mọc nhiều hơn.
Bà bầu có nên triệt lông không? Cần lưu ý gì khi triệt lông khi mang thai
Nên hạn chế triệt lông trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ), việc triệt lông không được khuyến cáo ở mọi phương pháp (cạo lông, waxing, kem tẩy lông, hay dùng ánh sáng công nghệ cao,…). Quá trình triệt lông có thể ảnh hưởng đến giai đoạn hình thành cơ quan toàn diện của trẻ (bắt đầu từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 8).
Bên cạnh đó, đây là thời điểm các hormon thay đổi nhanh nhất, tăng về mặt số lượng và chất lượng. Do đó, estrogen và progesteron hoạt động mạnh mẽ khiến lông mọc nhanh hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả triệt lông. Việc triệt lông còn liên quan đến kích ứng da, bởi mang thai khiến cho làn da của chị em phụ nữ dễ nhạy cảm hơn. Triệt lông có thể gây ra các tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng tấy và viêm nang lông.
Đồng thời trong tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối thai kỳ), cũng không nên triệt lông. Vì triệt lông có thể gây phản xạ co thắt tử cung dẫn đến sinh non. Thai nhi giai đoạn này phát triển to hơn, ảnh hưởng đến tư thế của người mẹ, tăng áp lực và không mang lại sự thoải mái.
Tránh triệt lông bằng tia Laser, IPL và điện phân
Ngay vào năm 2023, Đại học Y Harvard cho thấy việc dùng tia laser triệt lông khi mang thai có thể tăng nguy cơ dị tật cho trẻ. Các chùm tia laser có thể xâm nhập qua da, gây tổn thương cho các hệ cơ quan khác nhau. Các phương pháp khác như điện phân cũng dễ gây co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ sinh non, gây khó chịu do thời gian thực hiện dài.
Hạn chế waxing và cạo lông khi mang thai
Ngoài ra, việc waxing hay cạo lông cũng không được khuyến cáo thực hiện thường xuyên khi mang thai. Bởi vì các tác động cơ học như “giật ngược lông”, có thể tăng nguy cơ lông mọc ngược, khiến vùng da trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và bé.
Cẩn trọng với các sản phẩm tẩy lông có thành phần hóa học
Kem tẩy lông là sản phẩm vô cùng phổ biến, tiện lợi và hiệu quả nhanh. Tuy nhiên các thành phần thường thấy trong kem tẩy lông như: Thioglycolate, Bari Sulfide, Calcium Hydroxide, Sodium Hydroxide, hương liệu và chất tạo màu,… đều tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến thai nhi, tăng nguy cơ kích ứng do da người mẹ vốn đã nhạy cảm từ trước đó.
Bí quyết triệt lông an toàn cho bà bầu
Tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu
Qua đây bạn có thể thấy hầu như các phương pháp tẩy lông truyền thống hay hiện đại được nhiều chị em yêu thích đều không được khuyến khích dùng khi mang thai. Điều này, được cân nhắc dựa trên việc bảo vệ an toàn cho bé và mẹ, giúp thai kỳ diễn ra bình thường và tốt nhất. Sự thay đổi sinh lý trong cơ thể có thể khiến người mẹ cảm thấy khó chịu và tự tin hơn, do đó cần có những phương pháp chăm sóc cơ thể phù hợp, như làm sạch vùng da tốt để tránh viêm nhiễm, tham khảo các ý kiến chuyên gia hay bác sĩ để được tư vấn các phương pháp phù hợp hơn.
Lựa chọn nơi triệt lông uy tín và có kinh nghiệm
Việc này vô cùng quan trọng, ngay cả khi không mang thai nơi triệt lông uy tín và chất lượng sẽ giúp đảm bảo cả về mặt thẩm mỹ và tâm lý cho chị em phụ nữ. Các chuyên gia clinic có kinh nghiệm sẽ biết cách cân nhắc vùng da cần triệt, phương pháp phù hợp, cách triệt và bảo vệ da sau khi triệt ra sao. Từ đó giúp giảm nguy cơ kích ứng, hạn chế lông mọc nhanh, và bảo vệ vùng da trước các tác nhân gây hại có thể xâm nhập qua cơ thể.
Chọn các phương pháp triệt lông từ thiên nhiên
Nếu thật sự việc mọc lông ảnh hưởng nhiều đến cơ thể, khiến nhiều cô nàng cảm thấy không thoải mái và mong muốn triệt lông đi. Vậy các bạn có thể thử các phương pháp tẩy lông bằng các thành phần thiên nhiên như: sử dụng mật ong và hoa cúc, lá trầu không, sữa chua và đường, đậu nành và bột nghệ,… làm thành các hỗn hợp tẩy lông phù hợp. Tuy hiệu quả không quá vượt trội nhưng về tình an toàn và dịu nhẹ vẫn có thể đảm bảo cho chị em nhé.
Beaudy.vn chân thành cảm ơn các bạn đã đón xem các chủ đề làm đẹp được mang đến, hi vọng qua bài viết về việc bà bầu có nên triệt lông không, đã mang lại nhiều thông tin có giá trị. Đây là thông tin được Beaudy.vn tham khảo bởi nhiều nguồn thông tin, chắt lọc những yếu tố quan trọng và cần thiết nhằm mang lại góc nhìn khách quan, nhưng các chị em khi mang thai vẫn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi can thiệp hay áp dụng phương pháp nào lên cơ thể mình nhé.
Mình hy vọng các bạn sẽ chia sẻ cho mình những suy nghĩ của mình về bài viết này để mình có thể cải thiện hơn.